Body shaming người khác có bị xử phạt không?

30/09/2022
Body shaming người khác có bị xử phạt không?
644
Views

Hiện nay, thuật ngữ body shaming được giới trẻ sử dụng rất nhiều, nhắc đến nhiều trên mạng xã hội. Đặc biệt được sử dụng khi bình phẩm, nhận xét, kì thị cơ thể của một người khác một cách gay gắt. Vậy để hiểu rõ body shaming là gì? Body shaming người khác có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Body shaming người khác có bị xử phạt không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Body Shaming là gì?

Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể về Body shaming là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu Body shaming là hành động của một người nhằm “miệt thị” ngoại hình, cơ thể của người khác thông qua các hành động như: Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ… nhằm chê bai, đánh giá, phán xét, chế giễu… một cách ác ý về ngoại hình của người khác.

Những nạn nhân của Body shaming thường cảm thấy xấu hổ, tự ti, thậm chí có rất nhiều có thể bị tổn thương, đau khổ, cảm thấy bị xúc phạm, bị reo rắc những suy nghĩ tiêu cực, những ám ảnh tiêu cực… Không ít người vì liên tục bị những lời lẽ xấu xí Body shaming mà suy sụp tinh thần, trầm cảm, thậm chí là tự tử.

Bodyshaming người khác có vi phạm pháp luật không?

Miệt thị ngoại hình là vấn đề muôn thuở từ trước đến nay. Trước đây, khi xã hội còn khắt khe, cộng hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ; phụ nữ có xu hướng bị bodyshaming nhiều hơn nam giới. Tuy ngày nay, xã hội đã “thoáng” hơn với phụ nữ nhờ các phong trào về quyền con người; nhưng sự xuất hiện của nữ quyền độc hại lại dẫn đến hệ lụy bodyshaming diễn ra nhiều hơn với kể cả nam giới. Bởi vậy, hiện nay, vấn nạn này trở nên nhức nhối trong toàn xã hội, không kể sắc tộc hay giới tính.

Pháp luật Việt Nam không có điều luật chi tiết hóa về bodyshaming; tuy nhiên, hậu quả của bodyshaming ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý người bị tổn thương, đồng thời, hành vi này cũng có dấu hiệu của việc xúc phạm danh dự, thậm chí làm nhục người khác. Vì vậy, bodyshaming vẫn là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo các chế tài tùy mức độ hành vi.

Body shaming người khác có bị xử phạt không?

Bị phạt hành chính

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng trừ trường hợp:

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 – 20 triệu đồng (Điều 54).

Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng như trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Body shaming người khác có bị xử phạt không?
Body shaming người khác có bị xử phạt không?

Hiện nay, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nào thì bị xử lý hành chính thì chưa có văn bản nào quy định cụ thể.

Tuy nhiên, có thể hiểu, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự là hình thức Body shaming ở mức độ rất nặng, không còn đơn thuần là những lời nói trêu ghẹo, đùa giỡn thông thường nữa.

Phải chịu trách nhiệm hình sự

Ở mức độ nhẹ hơn, miệt thị ngoại hình người khác có thể sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Cụ thể:

Căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội làm nhục người khác như sau:

Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.

Căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sử đổi BLHS 2017 về tội vu khống:

Hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đúng nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn.

Phải bồi thường thiệt hại

Ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, người có hành vi “body shaming” người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu việc này gây ra thiệt hại cho người đó.

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm  như sau:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu thập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

– Thiệt hại khác do luật định.

Về mức bồi thường:

Theo Khoản 2 Điều 592 BLDS, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay đang áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng). Theo đó, mức bồi thường tối đa sẽ là 14,9 triệu đồng.

Thực trạng Body shaming diễn ra tại Việt Nam

Nguyên nhân

Trước đây, việc “chê bai” ngoại hình, giọng nói… thường do bạn bè, đồng nghiệp, người thân… trêu đùa nhau và mức độ ảnh hưởng đến người bị chê cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay, khi các mạng xã hội ngày càng phát triển, việc Body shaming càng ngày càng diễn ra nhiều, nhất là trong giới trẻ.

Để xác định nguyên nhân của Body shaming là gì thì rất khó và hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể thấy rõ nhất, nhiều người Body shaming người khác hoặc chính bản thân mình là dựa vào quan điểm về cái đẹp, tiêu chuẩn về cái đẹp của bản thân.

Thực trạng ở Việt Nam

Body shaming diễn ra khá phổ biến vào thời gian gần đây tại Việt Nam, trên mạng xã hội, tình trạng Body shaming diễn ra rất nhiều và phức tạp: Có thể chỉ là một câu comment vui đùa cũng có thể là tập thể nhưng câu miệt thị ngoại hình người khác trong một bài đăng trên mạng xã hội như Facebook hoặc Zalo hoặc Instagram…

Và khi đến một mức độ nào đó, Body shaming có thể trở thành hiện tượng bạo lực mạng. Đồng nghĩa với đó, nạn nhân của Body shaming cũng phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích, phán xét, miệt thị ngoại hình… từ người khác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Body shaming người khác có bị xử phạt không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục xin Giấy phép sàn thương mại điện tử hay thủ tục đăng ký bán hàng trên sàn thương mại điện tử, …. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có thể body shaming người khác qua hình thức nào?

Hành vi bodyshaming người khác có thể thuộc các hình thức sau:
– Trực tiếp: là người nói nói thẳng có mặt cả người nghe ở đó, chê một cách trực tiếp.
– Gián tiếp: là người nói có thể bình luận về hình ảnh trên mạng xã hội hay viết thư gửi người cần nói.

Body shaming ảnh hưởng như thế nào đến nạn nhân?

– Mức độ nhẹ: Nạn nhân có thể sẽ chỉ cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi nghe được những lời chê bai ngoại hình của mình.
– Mức độ nặng hơn: Nạn nhân sẽ nhận nhiều cảm xúc tiêu cực, cực kỳ khó chịu, tức giận với những lời chê bai ngoại hình của mình.
– Mức độ đặc biệt nặng: Nạn nhân sẽ cảm thấy cực kỳ tự ti, nhạy cảm, mặc cảm về ngoại hình và dần dần sẽ xa lánh, không muốn tiếp xúc với những người khác. Thậm chí, nặng nhất là trầm cảm và có thể tự tử hoặc làm ra những hành vi làm bị thương bản thân chỉ vì muốn khắc phục khuyết điểm của bản thân.

Vì sao Body Shaming lại xảy ra phổ biến?

Thân thể của mỗi người đều khác nhau, có người đẹp, có người xấu, có người cao, có người gầy… Tuy nhiên, với mỗi quan điểm khác nhau về cái đẹp, cơ thể của con người cũng sẽ được nhận xét đẹp, xấu khác nhau.
Do đó, hiện nay, chúng ta thường gặp Body shaming ngay trong đời sống thường ngày, đặc biệt trên mạng xã hội lại càng nhiều hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.