Khi nhà đất là tài sản chung của hai vợ chồng nhưng trong sổ đỏ chỉ ghi tên một người là vợ hoặc chồng thì được quyền cấp đổi Sổ đỏ và bổ sung tên vào sổ đỏ. Vậy bổ sung tên chồng vào sổ đỏ cần chuẩn bị giấy tờ gì? Dưới đây là hướng dẫn của Luật sư 247 cho quý độc giả về hồ sơ, trình tự, thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào Sổ đỏ.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện thêm tên vợ hoặc chồng vào Sổ đỏ
Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng”.
Để thêm tên vợ hoặc tên chồng vào giấy chứng nhận phải đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
Điều kiện 1: Nhà, đất là tài sản chung của vợ và chồng nhưng giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi tên một người
- Đất là tài sản chung khi quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Nhà là tài sản chung khi nhà ở được mua bằng tiền của vợ chồng; nhà được tặng cho chung, thừa kế chung; nhà là tài sản riêng nhưng vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; nhà ở có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
- Trường hợp không có căn cứ để chứng minh nhà, đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì nhà, đất đó được coi là tài sản chung.
Điều kiện 2: Có yêu cầu cấp đổi để ghi cả tên vợ và chồng
Khi vợ chồng có yêu cầu cấp đổi giấy chứng nhận để ghi cả tên vợ và chồng thì yêu cầu đó phải được thể hiện bằng đơn đề nghị theo Mẫu số 10/ĐK. Đây là mẫu theo quy định của pháp luật nên cơ quan đăng ký đất đai chỉ chấp nhận khi nộp hồ sơ theo mẫu này.
Bổ sung tên chồng vào sổ đỏ cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng thì tiến hành cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về hồ sơ cấp đổi được quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Thủ tục thêm tên vợ hoặc chồng vào Sổ đỏ
Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 2 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp hồ sơ: Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP địa điểm nộp hồ sơ như sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Cách 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh; nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4. Trao kết quả
- Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Thời hạn thực hiện: Căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Mời bạn xem thêm:
- Ai có thẩm quyền quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán quỹ từ thiện?
- Quỹ từ thiện không hoạt động trong thời gian bao lâu bị đình chỉ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Bổ sung tên chồng vào sổ đỏ cần chuẩn bị giấy tờ gì?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai hồ sơ quyết toán thuế thu nhập á nhân, khai quyết toán thuế sai,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 4 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định:
Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận thì người được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thừa kế nộp bổ sung giấy tờ về thừa kế theo quy định.
Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thừa kế vào Giấy chứng nhận đã ký hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được thừa kế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Người được thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:
Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.