Hiện nay, việc toàn cầu hóa trên mọi phương diện giúp ta tiệm cận được nhiều hơn với văn hóa thế giới. Một số cha mẹ cho rằng nên cho con tiền mỗi khi con làm việc nhà; một số lại không ủng hộ việc cho con được tiêu tiền quá sớm. Bố mẹ có phải trả tiền công làm việc nhà cho con không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân gia đình 2014
Nội dung tư vấn
Nghĩa vụ của cha mẹ với con
Trong thời kì hôn nhân, hầu như cặp vợ chồng nào cũng muốn có con chung; cùng chăm soc và yêu thương con. Con đối với cha mẹ là kết tinh của tình yêu. Theo quy định của pháp luật, cho mẹ chăm sóc con không chỉ vì tình yêu; mà con bao gồm nghĩa vụ để bảo đam quyền con người, quyền công dân cho con từ khi sinh ra.
Để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con, pháp luật cũng quy định mổ số nghĩa vụ mà cha mẹ phải thực hiện với con.Cụ thể được thể hiện trong điều 69 luật hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức; trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới; hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Bố mẹ có phải trả tiền công làm việc nhà cho con không?
Bên cạnh việc cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương và nuôi nấng con; bản hân người con cũng có nghĩa vụ trong việc vun đắp hạnh phúc, xây dựng gia đình:
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi; và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Khoản 3 điều 70 luật hôn nhân gia đình 2014 đã chỉ ra rằng, con cũng có trách nhiệm làm việc gia đình phù hợp với lứa tuổi; không trái pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Các công việc như rửa bát, quét nhà,…. là các công việc gia đình mà các em có thể tham gia.
Tóm lại
Tùy vào độ tuổi của con, bố mẹ có thể nhờ con làm các công việc phù hợp mà không bắt buộc phải trả công cho con. Ngược lại, đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của con trong vun đắp gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể cân nhắc cho tiền con hợp lý để rèn luyện tư duy quản lý tài chính cho con.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014.