Bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không?

04/12/2021
Bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không? Trường hợp cha mẹ phải trả nợ thay con. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định
584
Views

Trên thực tế, có nhiều trường hợp người con thiếu nợ do vay mượn tiền, gây thiệt hại cho tài sản, sức khỏe của người khác nên phải bồi thường, nhưng không có khả năng chi trả. Trong trường hợp này, chủ nợ có thể yêu cầu cha mẹ của người này trả thay được không? Bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ sau:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy căn cứ theo điều 64 của luật hôn nhân và gia đình thì đối với con cái chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thì cha mẹ sẽ có nghĩa vụ về trông nom, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Còn về vấn đề tài sản, những người con khi chưa đủ 18 tuổi thì tài sản mà đang sở hữu hầu hết thuộc về công sức tạo dựng và lao động của cha mẹ. Do đó con cái sẽ không có quyền định đoạt mà chỉ có quyền sử dụng khi được cha mẹ cho phép. Theo quy định của pháp luật dân sự thì tài sản của ai, người đó sẽ được định đoạt đồng thời là chịu trách nhiệm với nghĩa vụ tài chính phát sinh.

Bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không?

Trường hợp cha mẹ phải trả nợ thay con theo quy định pháp luật

Nợ phát sinh từ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Trường hợp 1: Con chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ

Căn cứ Khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Đối với cá nhân là người chưa thành niên gây thiệt hại thì việc xác định năng lực bồi thường theo hai khả năng sau:

– Trong trường hợp con chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại: về nguyên tắc thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con gây ra bằng tài sản của mình. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường thì lấy tài sản riêng của con (nếu có) để bồi thường phần còn thiếu. Nếu người không có tài sản riêng thì cha, mẹ của người gây thiệt hại phải tiếp tục thực hiện việc bồi thường khi có tài sản.

– Con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại: cha, mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình với phần còn thiếu, sau khi người con đã bồi thường bằng tài sản của mình nhưng không đủ. Nếu người gây thiệt hại đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì người gây thiệt hại phải bồi thường tài sản của mình. Nếu tài sản không đủ để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.

Theo quy định của pháp luật lao động, người từ đủ mươi lăm tuổi tới chưa đủ mười tám tuổi có thể tham gia quan hệ lao động trong một số lĩnh vực, cho nên lứa tuổi này có thể tạo ra thu nhập cho bản thân, vì vậy phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có tài sản. Pháp luật hiện hành chưa có quy định về phương thức lấy tài sản của cha mẹ, đã ly hôn để bồi thường thay cho con chưa thành niên. Tuy nhiên theo nguyên tắc bình đẳng, tự do thỏa thuận thì phần tài sản mà cha ,mẹ phải bồi thường thay cho người chưa thành niên sẽ được phân chia theo sự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phần bồi thường sẽ được lấy theo tỷ lệ bằng nhau, có tính đến khả năng kinh tế của mỗi người.

Nợ tiền do thực hiện các giao dịch:

Trường hợp 2: Cha mẹ bảo lãnh cho con khi con xác lập, thực hiện giao dịch mà pháp luật quy định được tự mình thực hiện

Các giao dịch con được tự mình xác lập, thực hiện:

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự được tự mình thực hiện phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:

– Con từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi:

+ Được tự mình thực hiện giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;

– Con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

– Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Khi đó, người này có thể tự mình thực hiện các giao dịch và tự chịu trách nhiệm khi thực hiện giao dịch đó.

Như vậy về nguyên tắc, khi người con thực hiện các giao dịch này (giao dịch được tự mình thực hiện) thì quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên trong hợp đồng không liên quan đến cha mẹ của các bên, trừ trường hợp cha mẹ của người trong giao dịch này bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay khi con họ không thực hiện được (Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015).

Trường hợp 3: Cha mẹ được hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do con để lại

Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể vấn đề này như sau:

“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Do đó, khi người con để lại di sản và cha mẹ được hưởng thừa kế thì phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của con: trả các khoản nợ…, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Bố mẹ có phải trả nợ thay cho con không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Chủ nợ có được ép trả nợ cho con không?

Mặc dù trong một số trường hợp bố mẹ có nghĩa vụ trả nợ cho con mình.
Song chủ nợ cũng không thể ép người thân của họ trả nợ thay.
Trên thực tế, nhiều trường hợp ép trả thay đã dẫn đến một số hành vi vi phạm pháp luật; như: Xúc phạm danh dự, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, cưỡng đoạt tài sản người khác.

Nghĩa vụ trả nợ đúng hạn của bên đi vay

Khi con cái có nghĩa vụ trả nợ thay cho khoản vay của cha mẹ, phải tuân thủ quy định về thời hạn của bên đi vay. Căn cứ theo khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời