Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào theo quy định pháp luật

27/07/2022
Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?
624
Views

Xin chào Luật sư. Em là Quỳnh, sinh viên năm 2, khoa Luật, Học viện Phụ nữ. Em đang học đến phần Dân sự nhưng do Bộ luật Dân sự hiện nay được sửa đổi, bổ sung nhiều phiên bản. Nên Luật sư cho em hỏi, Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ khi nào ạ? Còn hiệu lực thi hành không ạ? Cảm ơn Luật sư. Mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?” qua bài viết dưới đây nhé!

Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự?

Luật dân sự là ngành luật với vai trò điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá, tiền tệ và các quan hệ nhân thân trong “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Các thành phần kinh tế với các hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể làm nền tảng.

Với tư cách là công cụ, phương tiện điều tiết các quan hệ xã hội để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Hiển pháp thể chế hoá đường lối do Đảng vạch ra, vì vậy nhiệm vụ của luật dân sự không thể tách rời với nhiệm vụ của cách mạng nói chung và pháp luật nói riêng.

Điều 1 BLDS năm 2015 quy định:

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?
Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?

BLDS là bộ phận quan trọng của pháp luật dân sự, cho nên nhiệm vụ được quy định cho BLDS có thể được coi là nhiệm vụ của ngành luật dân sự nói chung.

1. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực, trừ trường hợp được Bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

2. Bộ luật dân sự được áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật

Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật Dân sự.

Nhiệm vụ của Bộ luật dân sự là gì ?

Bộ luật dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Những nhiệm vụ của luật dân sự là:

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; lợi ích của Nhà nước; lợi ích công cộng. Luật dân sự quy định các quyền, các lợi ích của các chủ thể trong giao lưu dân sự.

Thông qua việc quy định các quyền và nghĩa vụ này, các chủ thể biết được những quyền của mình để yêu cầu bảo vệ hoặc tự bảo vệ quyền của họ.

Mặt khác, các chủ thể cũng nhận thức được giới hạn các quyền của họ để không xâm phạm đến quyền của người khác, không xâm hại đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước.

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?
Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?

+ Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lí trong quan hệ dân sự.

Bình đẳng giữa các chủ thể là đặc điểm quan trọng trong phương pháp điều chỉnh của luật dân sự vì nó tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện tốt quyền dân sự của mình trong một quan hệ pháp luật dân sự nhất định.

+ Góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu càu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Việc mở rộng các quyền của các chù thể là tất yếu khách quan do nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội.

Luật dân sự không chỉ quy định các quyền tài sản, các quyền nhân thân của cá nhân và tổ chức mà còn quy định những biện pháp, cách thức để các chủ thể có thể đáp ứng các quyền đó, biến quyền dân sự khách quan thành một quyền dân sự cụ thể của một chủ thể nhất định.

+ Giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân.

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm mang tính chất tài sản để khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại.

Do vậy, các chế tài dân sự không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại mà còn có tác dụng giáo dục các chủ thể khác tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào theo quy định

Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 (Bộ Luật dân sự 2015), có hiệu lực ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ Luật dân sự 2005 số 33/2005/QH11 được ban hành ngày 14/06/2005 (Bộ Luật dân sự 2005).

Bộ Luật dân sự là một trong những đạo luật quan trọng, là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?
Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực khi nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Quyền dân sự được quy định như thế nào?

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là gì?

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Áp dụng Bộ luật dân sự trong các trường hợp như thế nào?

Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.