Công an thành phố Hà Nội đã ra thông báo về đối tượng, trình tự thủ tục duyệt cấp giấy đi đường có nhận dạng, thẻ đi mua hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng 1. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn biểu mẫu số 12 giấy đi đường. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Biểu mẫu số 12 giấy đi đường
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những giấy tờ mà người dân có thể mang theo khi ra đường để không bị phạt là Giấy đi đường. Hiện nay, nhiều địa phương đã ban hành mẫu Giấy đi đường riêng cho địa phương mình; các tỉnh, thành khác có thể sử dụng tham khảo.
Mẫu giấy đi đường theo thông tư 200
Mời bạn tham khảo mẫu sau:
Giấy đi đường được sử dụng trong trường hợp nào?
Hiện không có quy định cụ thể việc trường hợp nào được sử dụng Giấy đi đường. Tuy nhiên, theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, chỉ một số trường hợp sau mới được đến cơ quan làm việc:
– Người trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu tại các cơ quan Nhà nước.
– Người làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa.
Riêng tại Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân Hà Nội, đã chỉ rõ những trường hợp người lao động làm việc tại các cơ sở sau mới được đi làm, gồm:
– Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
– Cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn;
– Cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch;
– Cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh.
– Ngân hàng, kho bạc,
– Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…),
– Công ty chứng khoán, bưu chính, viễn thông,
– Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa,
– Cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.
Theo đó, nếu đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị nêu trên, người lao động được người sử dụng lao động cấp Giấy đi đường hay Giấy xác nhận đi lại.
Các thông tin cần có của mẫu Giấy đi đường.
Ngoài Hà Nội, Đà Nẵng… ban hành mẫu Giấy đi đường chuẩn, các doanh nghiệp tại địa phương khác có thể tự soạn thảo mẫu Giấy này. Tuy nhiên, cần có tối thiểu các thông tin sau:
– Tên doanh nghiệp;
– Tên người lao động;
– Địa chỉ làm việc;
– Địa chỉ nơi ở. Giấy này chỉ cần người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu.
Các giấy tờ cần mang theo khi ra đường?
Ngày 29/7/2021, UBND Thành phố Hà Nội ra Công văn hỏa tốc số 2434/UBND-KT về việc thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn Thành phố trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo Công văn này, Giấy đi đường được cấp, sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau:
– Đối với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố
Chỉ những trường hợp thực sự cần thiết: Trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu thì cán bộ, nhận viên được tham gia giao thông.
Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch và cấp Giấy đi đường.
– Đối với người lao động trong Thành phố làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất (bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài Khu, Cụm công nghiệp), cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu; lực lượng duy trì hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh vụ trong Thành phố được tham gia giao thông khi:
Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch, lập Kế hoạch hoạt động, kèm theo Danh sách người lao động, cấp Giấy đi đường.
– Đối với người ở tỉnh, thành khác vào Thành phố làm việc, lao động trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có Giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (Giấy đi đường).
– Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: Cần có Giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và Giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú (Giấy đi đường).
– Đối với các trường hợp khác: Người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị:
Căn cước công dân, Hộ chiếu, Vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày). Đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn Thành phố.
Riêng đối với lễ tang ngoài Thành phố cần có: Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo chỉ thị 17 của Thành phố.
– Các trường hợp ra, vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia, phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và Giấy đi đường.
– Còn đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi Thành phố trước ngày 24/7/2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị 17) muốn quay lại Thành phố; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội cần chuẩn bị:
Căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày).
UBND Thành phố giao Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát: Căn cứ nội dung nêu trên tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng nêu trên tham gia đi đường thuận lợi.
Đồng thời, kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Biểu mẫu số 12 giấy đi đường”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục giải thể công ty trọn gói, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, dịch vụ luật sư đăng ký mã số thuế cá nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
Nhóm 1: Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp; cá nhân thực hiện công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ công vụ, trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác được được quy định tại Chỉ thị 16.
Nhóm này còn bao gồm cá nhân làm việc tại cơ quan, tổ chức ngoại giao, gồm: Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế. Các đối tượng này thực hiện theo thông lệ quốc tế, thông lệ ngoại giao quy định.
Nhóm 2: Cá nhân thực hiện nhiệm vụ công tác, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, bao gồm: Cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công thiết yếu.
Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; cá nhân khác được huy động tham gia hỗ trợ chống dịch tại các quận, huyện, thị xã.
Nhóm 4: Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông phục vụ các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao; phục vụ đưa tin hoạt động của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP; phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện tuyên truyền công tác phòng chống dịch; cán bộ thực hiện trực cơ quan.
Nhóm 5: Công dân của các trường hợp: Người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như đi cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ, tiêm vaccine và xét nghiệm Covid-19, người chăm sóc người bệnh và người xuất viện. Đối tượng này chỉ cần giấy chứng minh và chứng minh thư/căn cước công dân.
Bên cạnh đó là người đi mua lương thực thực phẩm, yêu cầu bắt buộc là phải có thời gian đi mua cụ thể, giấy đi chợ; thẩm quyền cấp là công an phường, xã, thị trấn. Cá nhân đi sân bay có vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao có giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của Tòa chỉ cần có chứng minh thư/căn cước công dân và xét nghiệm âm tính trong vòng 72h.
Nhóm 6: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ công vụ, công ích thiết yếu.