Biên lai đặt in bị in trùng thì có phải tiêu hủy không?

12/09/2022
Biên lai đặt in bị in trùng thì có phải tiêu hủy không
395
Views

Biên lai là giấy tờ pháp lý ghi nhận việc cá nhân. tổ chức thu các khoản lệ phí theo quy định. Vậy trường hợp biên lai đặt in bị in trùng thì có phải tiêu hủy không? Trường hợp nào cần phải tiêu hủy biên lai? Thủ tục tiêu hủy biên lai đặt in bị trùng theo quy định năm 2022 được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Biên lai là gì?

Biên lai được định nghĩa là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật

Biên lai được chi thành 02 loại:

  • Biên lai in sẵn mệnh giá là loại biên lai mà mỗi tờ biên lai sẽ được in sẵn số tiền phí, lệ phí cho mỗi lần nộp tiền và được sử dụng để thu các loại phí, lệ phí mà mức thu được cố định cho từng lần (bao gồm cà các hình thức tem, vé).
  • Biên lai không in sẵn mệnh giá là loại biên lai mà trên đó số tiền thu được do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu tiền phí, lệ phí và chỉ áp dụng cho các trường hợp:

+ Các loại phí, lệ phí được pháp luật quy định mức thu bằng tỉ lệ phần trăm(%)

+ Các loại phí, lệ phí có nhiều chỉ tiêu thu tùy thuộc vào yêu cầu của tổ chức, cá nhân nộp tiền phí, lệ phí,

+ Các loại phí, lệ phí mang tính đặc thù trong giao dịch quốc tế.

 Biên lai đặt in bị in trùng thì có phải tiêu hủy không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp tiêu hủy biên lai đặt in từ cơ quan thuế như sau:

– Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.

– Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

– Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.

– Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định như trên, trường hợp biên lai đặt in bị in trùng thì phải bị tiêu hủy.

Có được ủy nhiệm lập biên lai đặt in?

Căn cứ Khoản 3 Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

– Tổ chức thu phí, lệ phí ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai. Việc ủy nhiệm giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải theo hình thức văn bản, đồng thời phải gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm theo Mẫu số 02/UN-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, chậm nhất là 03 ngày trước khi bên nhận ủy nhiệm lập biên lai;

– Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm và gửi thông báo phát hành tới cơ quan thuế; đồng thời phải được niêm yết tại nơi tổ chức thu tiền phí lệ phí, tổ chức nhận ủy nhiệm;

– Biên lai ủy nhiệm được lập vẫn phải ghi tên của tổ chức thu phí, lệ phí (bên ủy nhiệm) và đóng dấu bên ủy nhiệm phía trên bên trái của mỗi tờ biên lai (trường hợp biên lai được in từ thiết bị in của bên nhận ủy nhiệm thì không phải đóng dấu của bên ủy nhiệm);

Như vậy, theo quy định trên, bạn có thể ủy nhiệm cho bên thứ 3 thực hiện việc lập biên lai tại cơ quan thuế, việc ủy nhiệm này phải được lập thành văn bản và phải thông báo cho cơ quan thuế.

Biên lai đặt in bị in trùng thì có phải tiêu hủy không
Biên lai đặt in bị in trùng thì có phải tiêu hủy không

Thủ tục tiêu hủy biên lai đặt in bị trùng theo quy định năm 2022

Bước 1. Thông báo cơ quan thuế trực tiếp việc tiêu hủy biên lai

Kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trong vòng 30 ngày tổ chức, cá nhân thực hiện tiêu hủy biên lai.

Việc tiêu hủy biên lai được thực hiện thông qua các phương thức sau:

– Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in: sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo biên lai đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó;

– Đối với biên lai điện tử: sử dụng biện pháp làm cho biên lai điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong biên lai điện tử.

Lưu ý: Trường hợp cơ quan thuế thông báo biên lai hết giá trị sử dụng thì tổ chức thu phí, lệ phí phải tiêu hủy biên lai và gửi cơ quan thuế bao gồm nội dung sau: tên cơ quan thu phí, lệ phí mã số thuế (nếu có); địa chỉ; phương pháp hủy biên lai; vào hồi mấy giờ, ngày, tháng, năm hủy; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai; từ số; đến số; số lượng. Thời hạn tiêu hủy biên lai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng.

Bước 2. Lập bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy

Tổ chức thu phí, lệ phí phải lập Bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy. Bảng kiểm kê biên lai cần hủy phải được ghi chi tiết các nội dung gồm: tên biên lai, ký hiệu mẫu biên lai, ký hiệu biên lai, số lượng biên lai tiêu hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số biên lai nếu số biên lai cần tiêu hủy không liên tục).

Bước 3. Thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai

Tổ chức thu phí, lệ phí phải thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai. Hội đồng tiêu hủy biên lai phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Các thành viên Hội đồng tiêu hủy biên lai phải ký vào biên bản tiêu hủy biên lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

Bước 4. Lập hồ sơ tiêu hủy biên lai

Hồ sơ tiêu hủy biên lai gồm: Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai; bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy; biên bản tiêu hủy biên lai; thông báo kết quả tiêu hủy biên lai.

Hồ sơ tiêu hủy biên lai được lưu tại tổ chức thu phí, lệ phí. Riêng Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai thu theo Mẫu số 02/HUY-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này phải được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy biên lai. Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng biên lai tiêu hủy từ số đến số, lý do tiêu hủy, ngày giờ tiêu hủy, phương pháp tiêu hủy.

Lưu ý: Cơ quan thuế thực hiện tiêu hủy biên lai do Cục Thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán nhưng không tiếp tục sử dụng. Tổng cục Thuế có trách nhiệm hướng dẫn quy trình tiêu hủy biên lai do Cục Thuế đặt in.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Biên lai đặt in bị in trùng thì có phải tiêu hủy không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; nộp lại tờ khai quyết toán thuế tncn; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mất biên lai thì có được dùng bản chụp lưu tại tổ chức thu thuế?

Theo Khoản 2 Điều 40 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối với trường hợp người nộp thuế làm mất biên lai thì được sử dụng bản chụp liên lưu tại tổ chức thu thuế trên đó có xác nhận, đóng dấu (nếu có) của tổ chức thu phí, lệ phí kèm theo biên bản về việc mất để làm chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính.

Trường hợp nào cần phải tiêu hủy biên lai?

Các trường hợp cần tiêu hủy biên lai gồm có:
– Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí;
– Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai;

Trước khi sử dụng biên lai đặt in thì có phải thông báo không?

Theo Khoản 1 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tổ chức thu phí, lệ phí trước khi sử dụng biên lai đặt in, tự in phải lập Thông báo phát hành biên lai và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành biên lai gửi cơ quan thuế theo phương thức điện tử.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.