Biên chế giáo viên là gì?

14/11/2023
Biên chế giáo viên là gì theo quy định hiện nay?
313
Views

Chào Luật sư hiện nay quy định về biên chế giáo viên là gì theo quy định? Em là sinh viên mới tốt nghiệp ngành giáo dục tiểu học. Em muốn đi dạy thêm ở các trung tâm nhưng gia đình lại muốn định hướng cho em vào nhà nước. Gia đình cứ hối thúc cho em thi biên chế giáo viên. Em còn trẻ nên muốn ở ngoài trước rồi nếu không hợp thì mới thi biên chế. Hiện nay theo quy định thì Biên chế giáo viên là gì theo quy định hiện nay? Có bao nhiêu đối tượng có thể thi biên chế giáo viên và nội dung ôn tập như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Vậy vấn đề Biên chế giáo viên là gì theo quy định hiện nay như sau:

Biên chế giáo viên là gì theo quy định hiện nay?

Hiện nay theo quy định về việc thi vào biên chế thế nào? Hiện nay nhiều sinh viên sư phạm, nhiều giáo viên muốn thi biên chế nhà nước. Nguyên nhân là do thi biên chế sẽ có nhiều điểm có lợi và giúp họ có được công việc ổn định và lâu dài. Quy định hiện nay về biên chế giáo viên hiện nay được hiểu như sau:

Vấn đề biên chế được đặt ra với cán bộ, công chức và viên chức. Do đó, biên chế giáo viên sẽ được hiểu là biên chế của viên chức. Để hiểu rõ về biên chế giáo viên, trước hết cần xem xét viên chức là gì? Có chế độ biên chế với viên chức không?

Theo đó, viên chức là các đối tượng được định nghĩa tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Giáo viên hưởng chế độ biên chế suốt đời không?

Việc hưởng biên chế hiện nay có nhiều ưu điểm và có lợi. Tuy nhiên có vấn đề được nhiều người thắc mắc chính là giáo viên hưởng chế độ biên chế suốt đời không theo quy định? Làm sao để được hưởng chế độ biên chế suốt đời? Chế độ biên chế suốt đời áp dụng đối với giáo viên cần có những điều kiện gì? Vấn đề này được giải đáp như sau:

Hiện, giáo viên vẫn đang được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Trong đó, để được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (hưởng biên chế), giáo viên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Giáo viên đã được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng chưa ký hợp đồng không xác định thời hạn thì thực hiện tiếp hợp đồng xác định thời hạn đã ký kết. Sau khi kết thúc loại hợp đồng này, nếu đáp ứng các điều kiện các yêu cầu của vị trí việc làm đã tuyển dụng thì được ký hợp đồng làm việc không xác định làm việc.

– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng các điều kiện được tuyển dụng của viên chức; đang là công chức cấp xã có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học trở lên phù hợp vị trí cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không giống cán bộ, công chức có chế độ biên chế mà viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không có chế độ biên chế. Việc gọi biên chế giáo viên chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, trước đây chỉ có khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2003/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) có đề cập đến biên chế sự nghiệp:

Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay, văn bản này đã hết hiệu lực và văn bản thay thế không còn đề cập đến vấn đề này nữa.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu biên chế của giáo viên là chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa giáo viên là viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, theo quy định hiện nay, không phải giáo viên là viên chức nào cũng được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đồng nghĩa, không phải giáo viên nào cũng được hưởng “biên chế suốt đời”.

Những người làm biên chế nhà nước, nhưng những cán bộ tại các đơn hành chính thực hiện làm những công việc như thủ tục giấy tờ hành chính, giải quyết về đất đai, nhận phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư, thì khi vào biên chế thì giáo viên cũng sẽ có những quy định theo pháp luật đưa ra.

Biên chế giáo viên là gì theo quy định hiện nay?

Giáo viên được hưởng chế độ biên chế thế nào?

Giáo viên hiện nay ai cũng mong muốn thi đậu vào biên chế. Nếu như chỉ làm việc theo hợp đồng lao động thì mức lương thấp và công việc nhiều áp lực. Tuy nhiên thi biên chế thì cũng có những khó khăn riêng. Vậy giáo viên được hưởng chế độ biên chế khi có điều kiện như thế nào theo quy định? Giáo viên cần chuẩn bị những gì để được hưởng chế độ biên chế?

Theo Điều 25 Luật viên chức 2010 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về các loại hợp đồng làm việc của viên chức như sau:

Các loại hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ 01/7/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;

c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”

Như vậy, sẽ có 03 đối tượng giáo viên được hưởng chế độ biên chế như sau:

(1) Giáo viên được tuyển theo chế độ viên chức trước ngày 01/7/2020;

(2) Là cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định;

(3) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Khi nào cán bộ công chức viên chức bị tinh giản biên chế?

Hiện nay với việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước thì tinh giản biên chế cũng được áp dụng. Việc tinh giản giúp cho bộ máy tinh gọn hơn, giữ lại những người có đủ phẩm chất và năng lực để đảm nhận được công việc thuộc chuyên môn. Những trường hợp mà công chức được tinh giản biên chế hiện nay gồm có:

Mặc dù biên chế thường được xem là “bảo đảm” cho cán bộ, công chức, viên chức có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định nhưng vẫn có trường hợp bị tinh giản biên chế – đưa ra khỏi biên chế.

Các đối tượng bị đưa ra khỏi biên chế là người dôi dư; không đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí việc làm; cơ quan, đơn vị không thể bố trí, sắp xếp công tác khác và những người này sẽ được giải quyết chế độ, chính sách tương ứng.

Trong đó, các đối tượng đang hưởng chế độ biên chế giờ thuộc diện tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP gồm:

– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính.

– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng đơn vị không bố trí được việc làm khác.

– Chưa đạt trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không có vị trí khác thay thế và không thể đào tạo để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác.

– Có chuyên môn không phù hợp với vị trí đang làm việc nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi trước đó được bố trí việc làm khác.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Biên chế giáo viên là gì theo quy định hiện nay?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan như là tư vấn pháp lý về phí chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102  Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên có thuộc đối tượng tinh giản biên chế hay không?

Theo Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP) quy định về các đối tượng tinh giản biên chế như sau:
– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quy định.
– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

Nguyên tắc tinh giản biên chế hiện nay ra sao?

1. Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

Ưu điểm của hợp đồng lao động đối với giáo viên như thế nào?

Những điểm hữu ích của việc chuyển giáo viên sang hợp đồng lao động thay cho công chức, viên chức đã được nhiều người đề cập: tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh giữa khu vực trường công và trường tư, tạo ra cơ chế trả lương linh hoạt, kích thích giáo viên học hỏi và nâng cao trình độ. Những điểm gây lo ngại, ngoài nỗi lo mất việc của giáo viên, là biến hiệu trưởng thành người có quyền sinh quyền sát tuyệt đối trong trường, khiến tất cả giáo viên phải răm rắp nghe theo, hạ thấp cả tư cách lẫn khả năng sáng tạo của giáo viên, biến họ thành con giun cái kiến trong trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.