Biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào?

22/07/2022
Biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào?
778
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi muốn neo đầu tàu thuyền tại một địa điểm nào đó thì thuyền trường điều khiển tàu cần phải quan sát và lưu ý những địa điểm nào được phép neo đầu; nếu neo đậu vào các khu vực neo đầu bị cấm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính rất nặng. Vậy theo quy định của pháp luật thì biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Hoạt động giao thông đường thủy nội địa là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sđ bs 2014 thì hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; hoạt động quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa

Theo quy định tại Điều 4 Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sđ bs 2014 quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa như sau:

– Hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[8]; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thủy nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.

– Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

  • Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo hướng hiện đại, đồng bộ về luồng, tuyến, cảng, bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ hàng hóa; bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Phát triển vận tải đường thủy nội địa phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.

– Quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền các cấp.

Quy định về báo hiệu đường thủy nội địa như thế nào?

Theo quy định tại Điều 12 Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sđ bs 2014 quy định về báo hiệu đường thủy nội địa như sau:

– Báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa.

– Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm:

  • Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;
  • Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;
  • Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.

Lưu ý:

– Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.

– Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.

Quy định về neo đậu phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa

Theo quy định tại Điều 44 Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2004 sđ bs 2014 quy định về neo đậu phương tiện như sau:

– Neo đậu phương tiện trong cảng, bến thủy nội địa phải đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của cảng, bến thủy nội địa và phải bố trí người trông coi phương tiện. Phương tiện neo đậu ở phía bờ phải để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua.

– Trong trường hợp cần neo đậu phương tiện ở ngoài phạm vi cảng, bến thủy nội địa để hành khách lên xuống hoặc xếp, dỡ hàng hóa phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa. Phương tiện khác chỉ được cập mạn để đón trả hành khách, chuyển tải hàng hóa khi phương tiện này đã neo đậu xong.

– Trước khi rời cảng, bến thủy nội địa hoặc vị trí neo đậu, phương tiện phải phát âm hiệu, nếu thấy bảo đảm an toàn mới được nhổ neo.

– Phương tiện không được neo đậu ở giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, luồng hẹp, luồng bị hạn chế trong hành lang bảo vệ cầu hoặc các công trình khác và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu.

Biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào?
Biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào?

Biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào?

Biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào? Hiện nay theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT không có biển báo nào mang tên biển báo cấm neo đậu đậu tàu cả. Tuy nhiên theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2020/BGTVT nếu bạn gặp một trong ba biển báo sau đây thì có khả năng bạn sẽ không được neo đậu tàu thuyền.

Thứ nhất: Báo hiệu cấm thả neo, cấm kéo rê neo, cáp hoặc xích (ký hiệu C1.3)

  • Hình dáng: Biển hình vuông
  • Màu sắc: Nền biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu neo màu đen
  • Ý nghĩa: Báo “Cấm mọi phương tiện thả neo, kéo rê neo, cáp hoặc xích trong phạm vi hiệu lực của báo hiệu”
  • Lưu ý: Không áp dụng với những di chuyển nhỏ tại nơi neo đậu hoặc ma nơ

Thứ hai: Báo hiệu cấm đỗ (ký hiệu C1.4)

  • Hình dáng: Biển hình vuông
  • Màu sắc: Nền biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu chữ P màu đen
  • Ý nghĩa: Báo “Cấm mọi phương tiện thả neo và cấm đỗ

Thứ ba: Báo hiệu cấm buộc tàu thuyền (ký hiệu C1.5)

  • Hình dáng: Biển hình vuông
  • Màu sắc: Nền biển màu trắng, viền và gạch chéo màu đỏ, dấu hiệu cọc bích màu đen
  • Ý nghĩa: Báo “Cấm mọi phương tiện buộc tàu thuyền lên bờ”

Xử phạt vi phạm hành chính về lỗi liên qua đến biển báo cấm neo đậu

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa về vi phạm quy tắc giao thông xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có hành vi vi phạm là:

  • Neo đậu phương tiện ở những nơi cấm neo đậu, không thực hiện đúng các quy định về neo đậu phương tiện hoặc neo đậu phương tiện gây cản trở giao thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 và khoản 6 Điều 35 Nghị định 139/2021/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Biển báo cấm neo đậu được quy định như thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; công chứng tại nhà; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Biển báo cho phép neo đậu như thế nào?

Biển báo cho phép neo đậu: Ký hiệu C4.2
Hình dáng: Biển hình vuông
Màu sắc: Nền biển màu xanh lam, ký hiệu chữ P màu trắng
Ý nghĩa: Báo “Được phép neo đậu hoặc trú ẩn tránh bão lũ trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu, hoặc phạm vi giới hạn khu vực cảng bến”

Biển báo báo hiệu về chiều rộng vùng nước được phép neo đậu như thế nào?

Biển báo chiều rộng vùng nước được phép neo đậu: Ký hiệu C4.3
Hình dáng: Biển hình vuông
Màu sắc: Nền biển màu xanh lam, chữ số màu trắng
Ý nghĩa: Phương tiện được neo đậu trong phạm vi vùng nước có chiều rộng tính từ mép cảng, bến ra phía luồng và bằng con số ghi trên biển báo hiệu.
Chiều rộng tính bằng m. Dùng để xác định phạm vi vùng nước trong sông, kênh hẹp. Khi đó không dùng phao B4 đặt dưới nước.

Biển báo hiệu số hàng tối đa được phép neo đậu như thế nào?

Số hàng tối đa được phép neo đậu: Ký hiệu C4.4
Hình dáng: Biển hình vuông
Màu sắc: Nền biển màu xanh lam, chữ số ghi bằng số La Mã màu trắng
Ý nghĩa: “Báo số hàng tối đa phương tiện được phép neo đậu trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.