Biên bản họp gia đình từ chối tài sản năm 2022

10/10/2022
Biên bản họp gia đình từ chối tài sản năm 2022
403
Views

Theo Điều 612 BLDS 2015, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với những người khác. Những người có quyền hưởng thừa kế được quyền từ chối nhận di sản nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Tham khảo bài viết về biên bản họp gia đình từ chối tài sản dưới đây của Luatsu247.

Điều kiện để người thừa kế từ chối nhận di sản

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
  • Văn bản từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản

Biên bản họp gia đình từ chối tài sản

Xem trước và tải xuống mẫu biên bản:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Biên bản họp gia đình để từ chối tài sản thừa kế cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn, văn phong của một văn bản hành chính quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Khi soạn thảo biên bản họp gia đình để từ chối tài sản thừa kế cần phải đảm bảo có đầy đủ những nội dung sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ

– Thời gian, địa điểm viết biên bản

– Thành phần tham dự cuộc họp gia đình: cần phải ghi đầy đủ số lượng, họ và tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số điện thoại,… của tất cả những người tham gia họp

– Cần phải có một người ghi lại đầy đủ nội dung của cuộc họp:

+ Chủ yếu là các thông tin về tài sản, thừa kế, thời hạn hưởng, các giấy tờ liên quan nếu có.

– Quyết định cuối cùng của việc chia di sản: chia cho ai, chia bao nhiêu, quyền và nghĩa vụ của những người nhận tài sản được quy định như thế nào, ai từ chối nhận di sản, từ chối nhận tài sản nào?…

– Biểu quyết: các thành viên có mặt sẽ cùng nhau đưa ra biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành hoặc có ý kiến khác đối với quyết định trong biên bản.

– Trong quá trình, diễn biến của cuộc họp cần phải đọc lại một lượt cho tất mọi người có mặt cùng nghe, sau đó xác nhận tất cả những thông tin trên là tự nguyện và hợp lý.

– Chữ ký của những người tham gia cuộc họp.

– Chứng nhận của bên thứ ba (thường là cơ quan có thẩm quyền tại địa phương).

Lưu ý khi viết biên bản họp gia đình

Biên bản họp gia đình từ chối tài sản năm 2022
Biên bản họp gia đình từ chối tài sản năm 2022

Khi viết biên bản họp gia đình, cần lưu ý:

– Phải có mục cho người xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Điều này nhằm đảm bảo sự chính xác về các nội dung được ghi trong biên bản của cuộc họp.

– Biên bản họp gia đình và những văn bản thỏa thuận phải được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong gia đình và có xác nhận của họ. Nếu như không có xác nhận của đầy đủ tất cả các thành viên của gia đình thì rất dễ xảy ra tranh chấp sau này.

 – Giá trị của các loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình phải được thể hiện dưới cả dạng số và dạng chữ.

– Biên bản họp gia đình cần phải được công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng thì mới có hiệu lực pháp lý đầy đủ.

– Chú ý viết đúng chính tả để tránh xảy ra hiểu lầm không đáng có.

– Trong biên bản họp gia đình phải sử dụng tiếng phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để tránh gây nhầm lẫn cho người đọc.

Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Người thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế

Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).

– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).

– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).

Bước 2:  Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.

– Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.

– Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.

– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

– Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản. 

(Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản)

Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế

– Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).

– Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Biên bản họp gia đình từ chối tài sản năm 2022. Nếu Quý khách muốn có thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: dịch vụ thám tử tận tâm; thành lập công ty; ly hôn nhanh; xin phép bay flycam;  …mời Quý Khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102 để được tư vấn.

Thông tin liên hệ khác:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền công chứng, chức thực văn bản từ chối nhận di sản

Người có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế được lựa chọn việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã bất kỳ.

Thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Theo Điều 59 Luật Công chứng 2014, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản có thể được thực hiện tại bất kỳ phòng công chứng, văn phòng công chứng nào.

Thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND xã/phường/thị trấn có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
Đồng thời khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.