Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo không?

09/08/2022
Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo không
565
Views

Dạ thưa Luật sư, hiện tôi đang làm việc cho một công ty may. Khi được nhận vào làm tôi và phía công ty có ký kết bản hợp đồng đào tạo nghề. Do nhà tôi gặp chuyện, tôi đã tự ý xin nghỉ việc 7 ngày. Nay tôi bị công ty sa thải do vi phạm kỷ luật lao động. Ngoài việc công ty sa thải tôi, công ty còn buộc tôi hoàn trả lại chi phí đào tạo từ đầu đã ký kết. Liệu yêu cầu công ty tôi đưa ra có đúng với quy định pháp luật không? Xin Luật sư làm rõ cho tôi hiểu. Cảm ơn!

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Trường hợp trên của bạn, chúng tôi xin giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đón đọc để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về trường hợp Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo không nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về sa thải

Sa thải là hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức kỉ luật này khi người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật lao động, có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp, người lao động bị xử lí kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm việc khác mà tái phạm hoặc bị xử lí kỉ luật cách chức mà tái phạm; tự ý bỏ việc năm ngày dồn trong một tháng hoặc 20 ngày dồn trong một năm mà không có lí do chính đáng. Hậu quả của việc sa thải là người lao động bị mất việc làm và có thể bị tước một số quyền lợi (như trợ cấp thôi việc). Trước khi có Bộ luật lao động năm 1994, sa thải được gọi là buộc thôi việc áp dụng chung cho công nhân, viên chức nhà nước. Hiện nay, buộc thôi việc là một trong các hình thức kỉ luật công chức còn sa thải là hình thức kỉ luật tương tự áp dụng đối với các lao động hợp đồng.

Các trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 2019, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động

Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo không?

Theo Điều 40 BLLĐ 2019 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Như vậy, pháp luật lao động hiện hành chỉ quy định người lao động phải  hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật lao động 2019.

 Theo khoản Điều 62 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng đào tạo nghề như sau:

“2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo”

Như vậy, nội dung hợp đồng đào tạo nghề có quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về việc người lao động bị sa thải sau khi được cử đi đào tạo nghề ở nước ngoài về thì phải bồi thường chi phí đào tạo. Người lao động chỉ phải bồi thường trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. 

Do đó, việc có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng đào tạo mà các bên đã thỏa thuận. Nếu trong hợp đồng đào tạo nghề giữa bạn và công ty chỉ quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường mà không có quy định về việc bị sa thải sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo thì việc công ty yêu cầu bạn bồi thường là không có căn cứ. Còn nếu hợp đồng đào tạo bạn ký với công ty có thỏa thuận rõ về việc sa thải sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo thì việc công ty yêu cầu bạn bồi thường là có căn cứ và bạn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty.

Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo không
Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo không

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bị sa thải có phải hoàn trả chi phí đào tạo không″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải được quy định như thế nào?

– Thời hiệu xử lí kỉ luật lao động tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.
– Khi hết thời gian quy định không được xử lý kỷ luật lao động, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật sa thải ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật sa thải nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Khi hết thời gian quy định không được xử lý kỷ luật với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Khi bị sa thải trái luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp người lao động cho rằng việc sa thải của người sử dụng lao động là vô lý và trái luật thì có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1: Khiếu nại quyết định sa thải
Người lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP ngày 27/2/2018 quy định về giải quyết khiếu nại, tố caó trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Với tranh chấp về kỷ luật sa thải, người lao động có thể sử dụng cách này hoặc không
Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án
Người lao động có quyền trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
(Quy định tại Điều 188 BLLĐ năm 2019).
Cách 4: Tố giác tới Cơ quan công an
Thực hiện tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra nếu hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động có dấu hiệu cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Đối với người sử dụng lao động nếu phát hiện ra việc sa thải của mình là sai thì cần khắc phục ngay. Trường hợp không thể khắc phục, người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động.

Người lao động có quyền lợi gì khi bị sa thải?

– Được thanh toán tiền nghỉ phép năm nếu chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết: Căn cứ khoản 3 Điều 113 BLLĐ năm 2019, người lao động bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Được thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình theo khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2019.
– Được chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ (nếu có) (Điều 125 BLLĐ năm 2019)
– Được nhận trợ cấp thất nghiệp và các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ điều kiện (Luật việc làm năm 2013 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.