Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không?

29/01/2022
Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không?
413
Views

Chào luật sư! Ngày 22/4/2018, tôi có mua một sim điện thoại ở thế giới di động. Sau 2 ngày sử dụng tôi luôn bị số điện thoại lạ gọi tới hỏi : ‘có phải anh T không. ‘ và tôi bảo nhầm số nhưng họ vẫn gọi tới hàng ngày tôi luôn nhận được khoảng 2-3 cuộc gọi của nhiều số lạ; điều đó khiến sinh viên như tôi bị áp lực; căng thẳng trong khi tôi đang ôn tập để thi cuối khóa. Hôm nay tôi nhận được tin nhắn bảo tôi có hành vi lừa đảo chiếm đọat tài sản của ngân hàng và yêu cầu tôi mang tiền ra để đóng phạt. Luật sư cho tôi hỏi Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không?

Qua bài viết dưới đây; Luật sư X sẽ tư vấn về vấn đề “Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không?”. Mời các bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không?

Với trường hợp của bạn; thì việc bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay người khác là không hợp pháp. Điểm không hợp pháp thể hiện ở chỗ:

Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không?

Nghĩa vụ trả nợ thay?

Một là, bạn không có nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp này

Như bạn đã nêu trên, bạn là người mua sim điện thoại từ một cửa hàng di động và thực hiện thủ tục đăng ký thông tin chủ thuê bao đồng thời bạn cũng không có giao dịch vay, mượn tiền với ngân hàng do vậy trong trường hợp này có thể đây là thuê bao cũ của người vay hoặc người vay bịa đặt thông tin gian dối về số điện thoại để khai khi vay tiền ngân hàng. Bạn đã giải thích và phối hợp làm rõ vấn đề với bên cho vay, do vậy ở đây bạn không phải chịu trách nhiệm về khoản vay này cũng như không có trách nhiệm phải tìm kiếm người vay nợ.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hai là, bạn không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ khoản 1 điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng; rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện; khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Bạn không có hợp đồng vay mượn tiền với ngân hàng nêu trên; do vậy bạn không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Xử lý hành vi quấy rối qua điện thoại

Căn cứ vào điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin quy định:

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa; cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ; sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Khi đó; bạn có thể tiếp tục yêu cầu tổ chức tín dụng này ngừng hành vi làm phiền qua điện thoại. Nếu họ vẫn tiếp tục; bạn có thể báo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại; bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông; mà mình là khách hàng hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết.

Theo đó; doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại; tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra; xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối. Nếu chủ thuê bao quấy rối cố tình vi phạm; doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ; đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương của người khiếu nại; người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.

Mời bạn xem thêm 

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Bị ngân hàng buộc phải trả nợ thay cho người khác có hợp pháp không? “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vay tài sản được hiểu như nào?

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Hiệu lực của hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào? 

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Làm thế nào để đòi nợ đúng luật?

Để không vi phạm pháp luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật.
Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.