Vi phạm gia thông là vấn đề xảy ra thường xuyên và hằng ngày. Tùy vào từng lỗi vi phạm mà cảnh sát giao thông áp dụng các chế tài xử phạt khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp người vi phạm nhận thấy việc xử lý của cảnh sát giao thông là không đúng. Trong bài viết sau đây, Luật sư 247 giải đáp thắc mắc của bạn đọc về trường hợp bị cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe thì khiếu nại như thế nào?
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Nội dung tư vấn
Thế nào là vi phạm giao thông?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Trật tự an toàn giao thông đường bộ là gì?
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái xã hội được điều chỉnh bằng hệ thống quy phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo và xử sự có văn hóa nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Các lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến của xe máy?
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020 và thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP, một số quy định pháp luật về các lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến hiện nay như sau:
– Lỗi Điều khiển xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
– Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: Phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
– Chở quá số người quy định
Người điều khiển xe máy chỉ được chở theo 01 người trên xe. Nếu chở theo 02 người trên xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng – 300.000 đồng; nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt (điểm l khoản 3 Điều 6).
– Chở theo 3 người trở lên trên xe:Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”:Phạt từ 100.000 – 200.000 ngàn đồng.
– Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy:Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
– Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh:Phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
– Vượt đèn đỏ:Người đi xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 100). Lưu ý, mức phạt này cũng sẽ áp dụng đối với trường hợp vượt đèn vàng trái quy định.
Các biện pháp ngắn chặn vi phạm hành chính
Các biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính được quy định cụ thể tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, bao gồm:
+ Tạm giữ người
+ Áp giải người vi phạm
+ Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
+ Khám người
+ Khám phương tiện vận tải, đồ vật
+ Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
+ Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
+ Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
+ Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa và cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
Như vậy, có thể thấy nếu Cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe của người điều khiển phương tiện và bảo rằng đây là biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm thì đây là hành vi hoàn toàn trái luật.
Xem thêm : Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Giải quyết câu hỏi
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; khi có căn cứ cho rằng việc xử lý vi phạm của CSGT là không đúng quy định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; người bị xử lý có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Việc khiếu nại có thể tiến hành trực tiếp; hoặc khiếu nại qua đơn theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày biết được hành vi hành chính.
Ngoài ra, người dân cũng có thể khiếu nại đến số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông: 06923.42593.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Bị Cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe thì khiếu nại thế nào?“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Các trường hợp tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất
Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài
Câu hỏi liên quan
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Vi phạm điểm a khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này còn buộc phải tháo dỡ công trình trái phép; tháo dỡ dây, các vật cản; thu dọn vật liệu, rác thải, đồ vật chiếm dụng mặt đường; thu dọn đinh, vật sắc nhọn và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.