Bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

01/11/2021
4167
Views

Bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Mắt cận bao nhiêu độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự? Tiêu chí sức khỏe để đi NVQS? Sức khỏe là tiêu chí rất quan trong trong việc xác định đối tượng được tham gia nghĩa vụ quân sự. Hiện nay do ảnh hưởng về công nghệ và việc chăm sóc sức khỏe của thanh niên hiện nay thì các bệnh về mắt thường xuyên gặp ở độ tuổi này. Và câu hỏi bị cận có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Là câu hỏi của rất nhiều người.  Sau đây là bài viết giải đáp cụ thể.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Tiêu chuẩn sức khỏe lựa chọn công dân tham gia NVQS

Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự công dân phải có đầy đủ sức khỏe, tinh thần để rèn luyện, phục vụ trong quân đội. Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định tiêu chuẩn khi tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

– Lý lịch rõ ràng;

– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

– Có trình độ văn hóa phù hợp.

Tiêu chuẩn sức khỏe khỏe là một trong 04 điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự hiện nay. Cụ thể, sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự phân ra các loại khác nhau và chỉ được tuyển quân đạt sức khỏe loại 1, 2, 3; Chi tiết tại Bảng 1, 2, 3 Phụ lục đính kèm Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Tiêu chuẩn về thể lực

Đối với công dân nam

  • Sức khỏe loại 1: Chiều cao trên 163cm; Cân nặng trên 51 kg và vòng ngực trên 81cm.
  • Sức khỏe loại 2: Chiếu cao từ 160 – 162cm; Cân nặng từ 47 – 50 kg và vòng ngực từ 78 – 80 cm.
  • Sức khỏe loại 3: Chiều cao từ 157 – 159 Cm; Cân nặng từ 43 – 46 kg và vòng ngực từ 75 – 77 cm.

Đối với công dân nữ

  • Sức khỏe loại 1: Chiều cao trên 154cm; Cân nặng trên 48 kg.
  • Sức khỏe loại 2: Chiếu cao từ 152 – 153cm; Cân nặng từ 44 – 47 kg.
  • Sức khỏe loại 3: Chiều cao từ 150 – 151cm; Cân nặng từ 42 – 43 kg.

Nếu công dân có thể lực quá béo hoặc quá gầy sẽ căn cứ vào chỉ số BMI.

Tiêu chuẩn về các loại bệnh

Các loại bệnh được xem xét, đánh giá để thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm các loại bệnh sau:

Bệnh về mắt gồm loại bệnh sau: Cận thị; Viễn thị; Mộng thị; Loạn thị; Thoái hóa võng mạc do cận thị nặng; Bệnh giác mạc; Mắt hột; Viên kết mạc; Lộng siêu ở mí mắt; Lệ đảo…

Bệnh về răng, hàm mặt gồm các loại bệnh sau: Răng sâu; Mắt răng; Viên lợi; Viên quai hàm (viên nha chu); Viên tủy, viên tủy tử, viên quay cuống răng; Biến chứng răng khôn; Viên tuyến nước bọt; Xương hàm gãy; Khe hở môi, khe hở vòng miệng…..

Bệnh về tai, mũi, họng gồm các bệnh sau: Tai ngoài; Tai giữa; Xương chũm; Tai trong; Abidan; Chảy máu cam; Thanh quản; Xoang mặt….

Bệnh về thân kinh và tâm thần gồm các bệnh sau: Suy nhược thần kinh; Động kinh; Ra mồi hôi tay hoặc cả tay và chân; Phản xạ xương chân; Chóng mặt có hệ thống; Liệt thần kinh mặt ngoại vi; Liệt thần kinh ngoại vi; Nhược cơ; Bệnh cơ; Thân kinh phân liệt; Nghiện ma túy…

Bệnh về tiêu hóa gồm các bệnh sau: Bệnh thực quản; Bệnh dạ dày, tá tràng; Ruột non; Ruột thừa; Thoát vị hẹp các loại; Bệnh đại, thực tràng; Bệnh hậu môn, trực tràng; Trĩ, Bệnh gan; Bệnh mật, túi mật; Tụy; Lách…

Bệnh về hô hấp gồm các loại bệnh sau: Các bệnh về phế quản; Các bệnh nhu mô phổi; Các bệnh vê màng phổi; Bệnh lao phôi; Lao ngoài phổi…

Bệnh về tim, mạch gồm các bệnh sau: Các bệnh liên quan đến huyết áp; Bệnh tăng huyết áp; Mạch; Rối loại truyền dẫn cà nhịp tim; Bệnh tim; Bệnh hệ thống mạch máu…

Bệnh về cơ, xương, khớp gồm các bệnh sau: Bệnh khớp; Bàn chân dẹp; Chai chân, mắt cá, rỗ chân; Dính kẻ ngón chân, tay; Thừa ngón tay, ngón chân; Mất ngón tay, ngón chân; Chấn thương, vết thương khớp (vừa, lớn); Sai khớp xương…

Bệnh về thận, tiết niệu và sinh dục gồm các bệnh sau: Sỏi thận; Các hội chứng tiết niệu; Các bệnh thận bẩm sinh; Các dị tật tại niên quản; Khối u sau phúc nạc;…

Bệnh về nội tiết, chuyển hóa, hạch máu gồm các bệnh sau: Bệnh tuyến giáp; Bệnh lý thuyết thượng thận; Bệnh lý tuyến yên; Hội chứng hội tiết cận u; Các bệnh hạch và máu ác tính…

Bệnh vê da liễu gồm các bệnh sau: Nấu da, nấm hẹp (hắc lào); Nấm móng tay; Nấm kẽ; Lang ben; Nấm tóc, rụng tóc do nhiều nguyên nhân; Ghẻ; Viên da dị ứng; Bệnh da bọng nước; Bệnh tổ chức liên kết; Bệnh da có vảy; Xăm; Bệnh rối loại sắc tố; Bệnh phong tất cả các thể; Bệnh mày đay mãn tín0h….

Bệnh vê phụ khoa gồm các bệnh sau: Các bệnh về kinh nguyệt; Viên cổ tử cung; Các dị tật bẩm sinh của cơ quan sinh dục nữ; Có thai; Sùi mào gà ở hậu môn…

Bị cận có phải đi nghĩa vị quân sự không?

Theo Bảng 2 Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định các tiêu chí xem xét các bệnh về mắt trong đó có cận thị. Mắt cận thị dưới (-1.5) Dipo được xếp loại sức khỏe loại 2; mắt cận (-1.5) – (-3.0) dipo được xếp sức khỏe loại 3; Cận thị từ (-3.0) – (-4.0) dipo xếp loại 4 sức khỏe; Cận thị từ (-4.0) – (-5.0); trên (-5.0) dipo được xếp loại sức khỏe 5, 6.

Đồng thời, tại điểm c, khoản 3, Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định: Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Như vậy, đối với mắt cận thi từ 1.5 Dipo trở lên sẽ không được gói đi nhập ngũ theo quy định hiện hành.

Bài viết liên quan

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về thắc mắc “Bị cận có phải đi nghĩa vị quân sự không?”. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Để lại một bình luận