Lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy bị xử lý như thế nào theo quy định ?

01/11/2021
Lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy bị xử lý như thế nào theo quy định
1118
Views

Thời gian vừa qua; đã xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến chia sẻ hình ảnh, video; từ việc quay lén với nội dung nhạy cảm. Các nhóm zalo, facebook… cũng được thành lập để phục vụ mục đích “xin link”.gây xôn xao trong dư luận. Vậy Lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy bị xử lý như thế nào theo quy định?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 15/2020

Văn hóa phẩm đồi trụy là gì?

Theo quy định tại điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP, “Đồi trụy” là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Như vậy, có thể hiểu văn hóa phẩm đồi trụy là sách, báo, phim, tranh, ảnh, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung không lành mạnh, mang tính chất đồi trụy như bạo lực, khiêu dâm…

Trong đó, khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.

Cấu thành tội phạm Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Chủ thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

 Chủ thể thỏa mãn điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự; và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015

Về khách thể của tội phạm:

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại mục các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng nên đây là tội xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc, xâm phạm đến những giá trị vật chất và tinh thần loài người, xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Đối tượng tác động của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là những sách, báo, phim, tranh, ảnh, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung không lành mạnh, mang tính chất đồi trụy như bạo lực, khiêu dâm,… Việc xác định các vật phẩm này có tính chất đồi trụy hay không, nhất định phải do cơ quan chuyên môn (cơ quan văn hóa) thẩm định.

Về mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm được thể hiện ở những hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy.

+ Làm ra văn hoá phẩm đồi trụy là hành vi tạo ra các loại văn hoá phẩm đồi trụy như vẽ tranh, chụp ảnh, dựng phim,…

+ Sao chụp văn hoá phẩm đồi trụy là hành vi chụp lại, viết lại, vẽ lại,…hoặc ghi băng lại những văn hoá phẩm đồi trụy.

+ Lưu hành văn hoá phẩm đồi trụy là hành vi đưa ra xem, phổ biến, cho thuê, cho mượn,…văn hoá phẩm đồi trụy.

+ Vận chuyển văn hoá phẩm đồi trụy là mang các văn hoá phẩm đồi trụy đến các địa điểm khác nhau.

+ Mua bán văn hoá phẩm đồi trụy là hành vi đưa các văn hoá phẩm đồi trụy ra trao đổi bằng tiền hoặc những lợi ích vật chất khác.

+ Tàng trữ văn hoá phẩm đồi trụy là cất giữ các loại văn hoá phẩm đồi trụy, việc tàng trữ phải nhằm để phổ biến mới bị coi là phạm tội.

+ Những hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy như dịch thuật, sang băng, đưa lên mạng Internet,…những vật phẩm có nội dung đồi trụy, nhằm phổ biến văn hoá phẩm đồi trụy.

Văn hoá phẩm đồi trụy là những văn hoá phẩm có nội dung khiêu dâm, kích dâm, ca ngợi lối sống trụy lạc, lối sống gấp.

 Hình thức của văn hoá phẩm đồi trụy rất đa dạng như sách báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc các loại vật phẩm khác có tính chất đồi trụy.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện hành vi của mình là do cố ý.

Mục đích của người phạm tội là nhằm phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh mục đích của người phạm tội. Nếu một người có các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ hoặc có hành vi khác nhưng không nhằm phổ biến cho người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong những điều kiện sau:

+ Dữ liệu được số hoá có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB).

+  Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;

+  Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh.

+  Phổ biến cho 10 người đến 20 người;

+  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 326 BLHS có các khung xử phạt sau:

Khung 1

 Người nào làm ra; sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ; nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc; hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy; hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy; thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;

c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;

d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);

c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xử phạt hành chính

Lan truyền văn hoá phẩm đồi truỵ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

Vậy Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi truỵ sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Lan truyền văn hóa phẩm đồi trụy bị xử lý như thế nào theo quy định ?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Giết người dưới 16 tuổi có bị tử hình không?

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015; tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi; mà người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân và hình phạt cao nhất là tử hình.

Độ tuổi truy cứu trách nhiệm đối với Tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy?

Căn cứ Điều 12 BLHS Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Hình phạt bổ sung của tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy?

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời