Hiện nay, không ít hộ gia đình, cá nhân mong muốn được mua nhà ở xã hội vì giá thành rẻ hơn so với giá thị trường. Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ đặc biệt này Nhà nước chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định. Để chứng mình rằng mình đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội, người dân cần xuất trình một số giấy tờ liên quan tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy theo quy định, Hồ sơ mua nhà ở xã hội gồm những giấy tờ gì? Cần đáp ứng điều kiện gì để được mua nhà ở xã hội? Trình tự thủ tục mua nhà ở xã hội thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và chia sẻ kinh nghiệm làm hồ sơ mua nhà ở xã hội trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước hoặc các loại hình nhà ở được sở hữu và quản lý bởi Nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận. Loại hình nhà ở này được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như: công chức của Nhà nước, người chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp… Nhà ở xã hội được bán, cho thuê với mức giá rẻ hơn so với thị trường.
Cần đáp ứng điều kiện gì để được mua nhà ở xã hội?
Theo khoản 1 Điều 51 Luật nhà ở 2014, có 03 điều kiện để được mua nhà ở xã hội gồm điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập, cụ thể:
Điều kiện về nhà ở
Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đáp ứng các điều kiện về nhà ở sau đây:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình;
- Chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội;
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
Điều kiện về cư trú
Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đáp ứng các điều kiện về cư trú sau đây:
– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
– Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014.
Điều kiện về thu nhập
Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đáp ứng các điều kiện về thu nhập sau đây:
– Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật gồm:
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Các đối tượng không cần đáp ứng yêu cầu về thu nhập:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất
Hồ sơ mua nhà ở xã hội gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:
1. Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội theo Mẫu số 01.
2. Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội
TT | Đối tượng | Giấy tờ chứng minh |
1 | Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng | Giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp |
2 | Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị | Giấy xác nhận về đối tượng do UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên nếu có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác |
3 | Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp | Xác nhận về đối tượng do cơ quan nơi đang làm việc về đối tượng được mua nhà ở xã hội |
4 | Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân | |
5 | Cán bộ, công chức, viên chức | |
6 | Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà thuộc diện được hưởng chính sách về nhà ở xã hội | Giấy tờ chứng minh đối tượng được thuê nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp |
7 | Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập | Giấy tờ chứng minh về đối tượng do cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập |
8 | Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở | Bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện) |
3. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú
TT | Đối tượng | Giấy tờ chứng minh |
1 | Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng | Xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở, đất ở của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên nếu có thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác |
2 | Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị | |
3 | Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp | |
4 | Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân | |
5 | Cán bộ, công chức, viên chức | |
6 | Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà thuộc diện được hưởng chính sách về nhà ở xã hội | Giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà ở công vụ về việc đã trả lại nhà ở công vụ |
7 | Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập | Xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập về việc chưa được thuê nhà ở tại nơi học tập |
8 | Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở | Xác nhận của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư |
4. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú
– Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.
– Trường hợp đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định trên thì phải có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án.
– Kể từ ngày ngày 01/7/2021 thì việc xác nhận đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thực hiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp đã được cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật Cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.
5. Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập
TT | Đối tượng | Giấy tờ chứng minh |
1 | Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp | Xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân |
2 | Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân | |
3 | Cán bộ, công chức, viên chức | |
4 | Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị | Tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai.Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết |
Mẫu hồ sơ mua nhà ở xã hội năm 2023
Kinh nghiệm làm hồ sơ mua nhà ở xã hội
Sau đây, chúng tôi sẽ bật mí một số kinh nghiệm làm hồ sơ mua nhà ở xã hội để thủ tục mua nhà được tiến hành nhanh chóng và chuẩn xác như sau:
Thứ nhất phải xem xét điều kiện được phép mua bán nhà ở xã hội
Các dự án nhà ở xã hội vì mang ý nghĩa lớn nên chỉ được mua bán, chuyển nhượng cho đúng đối tượng theo pháp luật quy định. Vì thế, bạn cần xác minh bản thân mình hoặc người mua có đúng đối tượng được phép mua bán nhà ở xã hội hay không nếu có nhu cầu giao dịch.
Nếu người mua thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: Trường hợp này bạn hoàn toàn có thể mua lại nhà ở xã hội theo các thủ tục luật định. Điều quan trọng là tìm kiếm căn hộ phù hợp với nhu cầu, tiêu chí lựa chọn của mình.
Nếu người mua không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
Nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm: Thực tế để đánh giá thì mua lại nhà ở xã hội rủi ro nhiều hơn cơ hội, đi ngược với tinh thần chung của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu người mua có đủ cơ sở để đặt niềm tin vào bên bán thì vẫn có thể mua lại nhà ở xã hội, nhưng cần chặt chẽ trong giấy tờ, thủ tục và các thỏa thuận giữa đôi bên. Đặc biệt, cần kiểm tra xem bên bán có phải chủ sở hữu thực sự của nhà ở xã hội hay không, có đủ điều kiện và là đối tượng được mua nhà ở xã hội để hạn chế rủi ro
Nhà ở xã hội đủ 5 năm: khi này có thể mua bán, giao dịch bình thường như các căn hộ khác.
Thứ hai, mua lại nhà ở xã hội cần chú ý
- Tìm hiểu để biết rõ người bán đã trả hết số tiền theo hợp đồng đã ký kết hay chưa, nếu người bán chưa thanh toán hết việc chuyển nhượng nhà ở xã hội sẽ không hợp pháp.
- Kiểm tra xem nhà định mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan hay chưa.
- Kiểm tra kĩ tình trạng, chất lượng căn nhà. Vì là công trình có giá rẻ hơn nên chắc chắn ít nhiều cũng có điểm hạn chế.
Thứ ba, thời điểm ký hợp đồng mua nhà ở xã hội
Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội bạn không thể không chú ý chính là thời điểm ký hợp đồng. Chỉ khi dự án xây dựng xong phần móng, chủ đầu tư mới được phép ký kết hợp đồng mua bán, cho thuê với những cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu. Nếu thời điểm ký hợp đồng xảy ra trước đó sẽ không có hiệu lực về mặt pháp luật. Bạn cần nắm chắc kinh nghiệm này để tránh gặp sự cố.
Trình tự thủ tục mua nhà ở xã hội
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ mua nhà ở xã hội bao gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP
– Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu số 01.
– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà.
– Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú.
– Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.
Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua, thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để Sở xây dựng biết và kiểm tra. Công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Sở xây dựng trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ, đăng ký mua, thuê mua nhà ở tại dự án.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người có nhu cầu nộp hồ sơ cho chủ đầu tư. Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
– Chủ đầu tư xem xét hồ sơ, lập danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở, gửi danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết theo thứ tự ưu tiên về Sở xây dựng để kiểm tra, loại trừ. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận danh sách nếu sở xây dựng không có ý kiến gì thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng mua đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.
– Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được danh sách) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Kinh nghiệm làm hồ sơ mua nhà ở xã hội” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về giá đất đền bù giải tỏa vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, sau thời hạn 05 năm kể từ khi đóng đủ tiền mua và được cấp Giấy chứng nhận, chủ sở hữu nhà ở xã hội sẽ được bán nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường hoặc cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.
Theo quy định, nếu mua bán nhà ở xã hội không đúng quy định, khi chưa đủ thời hạn cho phép thì:
– Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội không có giá trị pháp lý.
– Bên mua phải bàn giao lại nhà ở xã hội đó cho đơn vị quản lý. Nếu không thực hiện bàn giao thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở sẽ tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở.
Theo quy định, người thu nhập thấp, hộ nghèo muốn mua nhà ở xã hội cần có xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở, đất ở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên nếu có thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác