Người sử dụng lao động khi ký hợp đồng lao động có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đối với các doanh nghiệp có số lượng người lao động lớn hoặc có sự thay đổi trong số lượng người lao động liên tục cũng gây khó khăn cho việc quản lý nhân sự, kê khai thuế hay thay đổi về đối tượng đóng BHXH dẫn đến nhiều trường hợp tăng số lượng người lao động nhưng báo chậm. Vây báo tăng BHXH chậm 1 tháng có sao không? Để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Phải báo tăng lao động trong những trường hợp nào?
Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, trong một số các trường hợp sau đây, người sử dụng lao động sẽ phải báo tăng hoặc giảm lao động với cơ quan BHXH:
- Báo tăng lao động:
- Ký hợp đồng lao động với nhân viên mới.
- Người lao động đi làm trở lại sau khi nghỉ không lương 14 ngày làm việc trở lên/tháng.
- Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trong tháng.
- Người lao động quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động….
- Báo giảm lao động
- Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
- Khi người lao động nghỉ ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc/tháng.
- Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng;
- Tạm hoãn hợp đồng lao động…
Thời hạn báo tăng lao động là khi nào?
Khi có phát sinh báo giảm lao động, doanh nghiệp phải kịp thời làm thủ tục báo giảm từ ngày 28 đến ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu báo giảm từ ngày 01 tháng sau, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHYT của cả tháng sau. Cụ thể được quy định như sau:
- Trường hợp báo tăng lao động:
Điểm a khoản 1 Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nêu rõ:
- Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
Theo đó, sau khi ký hợp đồng lao động với nhân viên mới, người sử dụng lao động phải thực hiện báo tăng với cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày.
- Thời hạn báo giảm lao động:
Theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp doanh nghiệp lập danh sách báo giảm chậm thì sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Cùng với đó, điểm 10.3 mục 10 Công văn số 1734/BHXH-QLT cũng quy định:
Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng BHYT của tháng sau. Trường hợp không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Báo tăng BHXH chậm 1 tháng có sao không?
Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT,BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động (NLĐ) theo mức quy định để nộp cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp sẽ đóng tại cơ quan BHXH nơi chi nhánh hoạt động.
Thời hạn đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng là: chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
Quý thành viên vui lòng xem thêm tại công việc Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động và không đóng bảo hiểm cho NLĐ là vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, BHTN.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau:
- Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.
Đồng thời, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:
- Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng;
- Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với trường hợp vi phạm từ 30 ngày trở lên.
Trường hợp báo tăng lao động muộn:
Nếu đã ký hợp đồng lao động mà không thực hiện báo tăng lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo điểm a khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;
Theo đó, với mỗi người lao động bị báo tăng chậm, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 04 – 08 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).
Trường hợp báo giảm lao động muộn:
Hiện nay chưa có mức phạt vi phạm hành chính cụ thể được đặt ra đối với trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động chậm.
Tuy nhiên nếu báo giảm lao động chậm thì theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bản án hình sự về tội Giết người
- Giết người yêu đi tù bao nhiêu năm?
- Cố ý giết người không thành đi tù bao nhiêu năm?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Báo tăng BHXH chậm 1 tháng có sao không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Theo đó, Căn cứ theo Điều 56, Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH nêu rõ:
Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.
Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.
Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
Các trường hợp mà đơn vị, doanh nghiệp báo giảm BHXH
– Người lao động nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày;
– Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
– Người lao động, đơn vị hoãn thực hiện hợp đồng;
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
“ a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;