Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý; xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang dấy lên mối lo ngại với nhiều bậc phụ huynh. Câu hỏi đặt ra là những kẻ bạo lực học đường bị xử lý như thế nào?
Luật sư X mời bạn đọc cùng tìm hiểu về Bạo lực học đường bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bạo lực học đường bị xử lý như thế nào?
Bạo lực học đường bị xử phạt hành chính
Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”
Với hình thức Cảnh cáo được quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng; có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”.
Bạo lực học đường bị xử lý dân sự
Bên cạnh đó; hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự; nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự; nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592. Thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra; còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần như:
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha; mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng; thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 (của Bộ luật dân sự 2015).
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại; thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha; mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình (Điều 586 Bộ luật dân sự 2015).
Bạo lực học đường bị xử lý hình sự
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên; nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
- Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
- Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra; cũng có thể phạm tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Bạo lực học đường bị xử lý như thế nào? “. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định bộ luật hình sự 2015, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do mọi hành vi phạm tội mà mình gây ra. Do đó khi người từ đủ 16 tuổi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu không đủ yếu tố cấu thành để khởi tố hình sự sẽ bị xử phạt hành chính cụ thể:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Đánh nhau; xúi giục người khác đánh nhau; …
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao; … nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;