Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì?

26/08/2022
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì?
959
Views

Xin chào Luât sư 247, tôi làm chủ một doanh nghiệp nhỏ chuyên vận nhận vận chuyển các mặt hàng thủy sản cho khách. Mới đây có một hợp đồng cho đơn hàng lớn tuy nhiên bên đối tác yêu cầu tôi phải đi làm bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước. Vậy bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp vấn đề này mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu và giải đáp qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bộ luật dân sự giải thích bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa cụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

Thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Tại điểm a khoản 12 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng giải thích về thư bảo lãnh như sau:

“Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh.”

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Theo phương thức phát hành

  • Bảo lãnh trực tiếp: Ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh. Người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh.
  • Bảo lãnh gián tiếp: Ngân hàng bảo lãnh đã phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng.
  • Bảo lãnh được xác nhận: Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
  • Đồng bảo lãnh: Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Theo hình thức sử dụng

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì?
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì?
  • Bảo lãnh có điều kiện: Là loại bảo lãnh mà việc thanh toán chỉ có thể được tiến hành khi người thụ hưởng xuất trình kèm theo thư bảo lãnh một số chứng từ hay giấy chứng nhận được quy định trước.
  • Bảo lãnh vô điều kiện: Là loại bảo lãnh mà việc thanh toán sẽ được thực hiện khi có yêu cầu bằng văn bản đầu tiên của người thụ hưởng thông báo người được bảo lãnh đã có hành vi vi phạm hợp đồng.

Theo từng mục đích sử dụng

  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là việc ngân hàng cam kết về việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng, nếu khách hàng thực hiện không đầy đủ nội dung hợp đồng đã cam kết và gây nên tổn thất cho bên thứ ba.
  • Bảo lãnh thanh toán: Ngân hàng cam kết với người thụ hưởng về việc sẽ thanh toán tiền cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ.
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (bảo lãnh vay vốn): Ngân hàng cam kết với người cho vay về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng không trả được.
  • Bảo lãnh dự thầu: Ngân hàng cam kết với chủ đầu tư về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu.
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (người được bảo lãnh) không trả hoặc trả không đầy đủ.
  • Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng: Ngân hàng cam kết sẽ thay nhà thầu bồi thường cho chủ thầu nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng về chất lương sản phẩm mà không chịu bồi thường hoặc bồi thường không đầy đủ.
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hóa đơn: Ngân hàng cam kết với người mua về việc thanh toán số tiền khấu trừ giá trị hợp đồng trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.

Các dạng bảo lãnh khác

  • Thư tín dụng dự phòng: được phát hành bởi ngân hàng với mục đích cam kết trách nhiệm đối với bên thụ hưởng trong việc: Trả lại khoản tiền bên mở tín dụng đã vay hoặc được ứng trước thanh toán bất kỳ cam kết nhận nợ nào của bên mở hoặc thanh toán mọi thiệt hại mà bên mở gây ra do việc không thực hiện cam kết đối với bên thụ hưởng.
  • Bảo lãnh thuế quan: Ngân hàng đảm bảo cho người có trách nhiệm nộp thuế trước những yêu cầu của cơ quan thuế do chưa thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế.
  • Bảo lãnh hối phiếu: Ngân hàng đứng ra cam kết sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu cho người thụ hưởng nếu hối phiếu của họ đáo hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán đã quy định trên hối phiếu.
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Bên bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thwucj hiện các thủ tục trước khi phát hành chứng khoán và tổ chức phân phối chứng khoán.

Luật Chứng khoán giải thích bảo hành phát hành chứng khoán “ là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.”

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước, tiền đặt cọc của khách hàng theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh. 

Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước, tiền đặt cọc mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì ngân hàng sẽ thực hiện trả thay.

a) Đặt cọc là việc người mua chuyển một số tiền kí quĩ nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng, đồng thời người mua cũng yêu cầu người bán đề nghị ngân hàng bảo lãnh hoàn trả khoản tiền đặt cọc đó nếu hàng hóa không được giao. Thư bảo lãnh này gọi là bảo lãnh tiền đặt cọc. 

Thông thường tiền đặt cọc không tính lãi suất.

b) Ứng trước là việc người mua trả trước một khoản tiền theo thỏa thuận để tạo điều kiện cho người bán giao hàng đúng hạn. 

Thông thường đối với những hợp đồng thương mại có giá trị lớn, để giúp người bán có vốn ban đầu để sản xuất và nhanh chóng giao hàng cho người mua, trong hợp đồng thường qui định một tỉ lệ theo giá trị hợp đồng phải được trả trước cho người bán; đồng thời người mua cũng yêu cầu người bán đề nghị ngân hàng bảo lãnh khoản tiền ứng trước đó; thư bảo lãnh này gọi là bảo lãnh tiền ứng trước.

Thông thường tiền ứng trước được tính lãi phát sinh.

c) Mục đích của bảo lãnh tiền đặt cọc hay ứng trước: Nhằm bảo đảm cho người mua được nhận lại số tiền đã đặt cọc hay ứng trước trong trường hợp người bán không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, nghĩa là không giao hàng đúng như hợp đồng qui định.

Đối với những hợp đồng qui định hàng hóa được giao làm nhiều lần, thì trong hợp đồng bảo lãnh cần qui định điều khoản giảm dần giá trị bảo lãnh tương ứng với hàng hóa đã được giao.

Để chứng minh rằng hàng đã được giao, nhà cung ứng phải xuất trình sau mỗi đợt giao hàng các chứng từ cho ngân hàng phát hành.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến luật sư tư vấn ly hôn nhanh; Giấy phép sàn thương mại điện tử; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quy định về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng?

– Các bên sẽ tự thỏa thuận về các cam kết bảo đảm, nghĩa vụ thanh toán cho bên được bảo lãnh;
– Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền tối đa được ghi trên chứng thư;
– Các bên có thể thỏa thuận về biện pháp đảm bảo bằng tiền mặt hoặc tài sản;
– Trong trường hợp người được bảo lãnh chết hoặc tổ chức được bảo lãnh phá sản thì bảo lãnh thanh toán sẽ không còn giá trị trong tương lai.

Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như thế nào?

Phí bảo lãnh ngân hàng hạch toán như sau:
Nợ TK 6427 – Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: Thuê môn bài, tiền thuê đất,… và các khoản phí lệ phí khác.
Vụ Tài chính – kế toán có hướng dẫn về việc thực hiện chế độ hạch toán đối với các giao dịch liê quan đến nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định.

Ưu điểm của bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng là gì?

– Làm giảm rủi ro tài chính liên quan đến các giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp hoặc các các nhân;
– Giúp các chủ thể kinh doanh yên tâm mở rộng kinh doanh;
– Chi phí bảo lãnh thấp;
– Thủ tục bảo lãnh đơn giản, nhanh chóng;
– Doanh nghiệp sẽ biết được những cơ hội kinh doanh sau khi được ngân hàng phân tích và xác nhận mức độ ổn định tài chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.