Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

04/07/2022
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
757
Views

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Vậy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Có phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bảo hộ những quyền trên? Hãy theo dõi bài viết của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2019

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo Vũ Khắc Trai: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước, thông qua hệ thống luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền đó được thực thi, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác”.

Theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước bảo đảm độc quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển giao văn bằng bảo hộ“.

Từ đó, có thể xem bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc Nhà nước đảm bảo cho tổ chức, cá nhân quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải bất cứ tài sản trí tuệ nào cũng được Nhà nước bảo hộ, ví dụ:

  • Nhà nước không cấp bằng độc quyền sáng chế cho tất cả mọi sáng chế, mà chỉ những sáng chế đạt đủ 3 điều kiện bao gồm tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp;
  • Nhà nước chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhiệm vụ của Nhà nước:

  • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sở hữu trí tuệ: xác lập quyền tác giả (nếu tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có yêu cầu), quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, các quy định trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, trong hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trong hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ và trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
  • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi bị các chủ thể khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ được chia thành bốn nhóm, đó là:

  • Nhóm 1: quy định về điều kiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
  • Nhóm 2: quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng mà pháp luật bắt buộc phải đăng ký bảo hộ hoặc khi có yêu cầu của chủ thể quyền;
  • Nhóm 3: quy định về nội dung, hạn chế quyền sở hữu trí tuệ;
  • Nhóm 4: quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền, thẩm quyền và các biện pháp của cơ quan nhà nước bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Theo WIPO, sở hữu trí tuệ được chia thành hai loại: Sở hữu công nghiệp, bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và quyền tác giả, trong đó bao gồm các tác phẩm văn học và nghệ thuật như tiểu thuyết, thơ, các vở kịch, bộ phim, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật như bản vẽ, tranh vẽ, hình ảnh và tác phẩm điêu khắc, tác phẩm kiến trúc.

Quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm quyền của những nghệ sĩ biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, quyền của các tổ chức phát sóng đối với chương trình truyền hình, phát thanh.

Như vậy, khi phân loại các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, WIPO không đề cập đến quyền đối với giống cây trồng.

Nhưng khi đề cập đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, điều 27.3 (b) Hiệp định TRIPS quy định: “… các thành viên phải bảo hộ giống cây theo hệ thống sáng chế hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào”.

Như vậy có thể hiểu, Hiệp định TRIPS cho phép các quốc gia thành viên có thể chia các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thành 2 nhóm (bảo hộ giống cây trồng theo hệ thống sáng chế):

  • Quyền tác giả và quyền liên quan;
  • Quyền sở hữu công nghiệp. Hoặc thành 3 nhóm (bảo hộ giống cây trồng theo hệ thống riêng):
  • Quyền tác giả và quyền liên quan;
  • Quyền sở hữu công nghiệp;
  • Quyền đối với giống cây trồng.

Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ phân loại các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (gọi tắt là chương trình phát sóng).
  • Nhóm 2: Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Nhóm 3: Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ đã phân loại các đối tượng của của quyền sở hữu trí tuệ thành 3 nhóm là phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Phân loại trên cơ sở phát sinh quyền sở hữu trí tuệ

Nhóm quyền được tự động phát sinh:

Nhóm này bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan, theo đó:

  • Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
  • Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Tuy nhiên, pháp luật có quy định về việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan, nhưng việc đăng ký này chỉ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu quyền liên quan.

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Nhóm quyền phát sinh có điều kiện: .

Nhóm này bao gồm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng, theo đó:

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập với điều kiện sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập với điều kiện có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập với điều kiện sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Nhóm quyền phát sinh khi có đăng ký và được Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ:

Nhóm này bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng. Quyền đối với các đối tượng này chỉ phát sinh với điều kiện:

  • Điều kiện cần: Phải làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Điều kiện đủ là được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận độc thân, quy định tạm ngừng kinh doanh, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy uỷ quyền xác nhận độc thân… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng“.

Quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn khi nào?

Căn cứ Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định như sau:
” 1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.