Chào Luật sư, không biết hiện nay vấn đề bảo hộ nhãn hiệu được Luật quy định thế nào? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở cơ quan nào? Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 bao gồm những gì? Mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những nội dung cơ bản nào? Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiện nay bao nhiêu tiền? Bảo hộ nhãn hiệu theo quy định Luật sở hữu trí tuệ ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một hoạt động cần có để một thương hiệu được pháp luật bảo vệ. Bảo hộ nhãn hiệu theo quy định Luật sở hữu trí tuệ ra sao? Để giải đáp thắc mắc của bạn, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng đăng ký ngay hôm nay nhé.
Giả sử sản phẩm có cùng chức năng; bạn sẽ chuộng sản phẩm có nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa đăng ký? Chắc rằng đa số trong các bạn sẽ trả lời rằng; mình sẽ ưu tiên cho sản phẩm đã đăng ký hơn. Đây là tâm lý chung của khách hàng khi mua sắm. Bởi lẽ sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời việc đăng ký bảo hộ cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp.
Lợi ích và bất lợi khi gắn nhãn hiệu cho sản phẩm
Việc gán nhãn hiệu cho sản phẩm cũng sẽ có những lợi ích và bất lợi riêng.
Lợi ích khi gắn nhãn hiệu cho sản phẩm
- Khi đăng ký nhãn hiệu, sản phẩm sẽ được pháp luật bảo vệ.
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, sản phẩm đó sẽ được quảng bá.
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ tránh nhầm lẫn.
- Đăng ký nhãn hiệu kích thích sự phát triển của doanh nghiệp.
Bất lợi khi gắn nhãn hiệu cho sản phẩm
- Khó khăn trong việc chấm dứt việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm.
- Việc đăng ký nhãn hiệu không xét đến nhãn hiệu đó trên thực tế. Dễ xuất hiện khả năng đăng ký nhãn hiệu của người khác trước, đầu cơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay còn gọi là đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
- Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng; huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).
Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 119 VBHN 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ bao gồm trình tự sau:
- Bước 1: Thời gian thẩm định về hình thức. Với mục đích nhằm kiểm tra hình thức và cách thức trình bày các tài liệu trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn. Thời gian thẩm định về hình thức kéo dài 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Bước 2: Công bố đơn hợp lệ. Là bước để chủ thể nộp đơn có thể theo dõi quá trình thẩm định đơn. Thời hạn công bố đơn hợp lệ sẽ kéo dài trong khoảng 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi qua bước thẩm định về hình thức.
- Bước 3: Thẩm định về nội dung. Là bước kiểm tra chi tiết; với mục đích đánh giá, đảm bảo nội dung nhãn hiệu không bị trùng với nhãn hiệu khác; không vi phạm điều cẩm của luật. Thời gian thẩm định về nội dung kéo dài 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.
Tổng kết lại; thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ kéo dài khoảng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?
Chủ sở hữu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể thực hiện việc nộp chi phí trên như sau:
- Nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội; hoặc các văn phòng đại diện có địa chỉ ở Đà Nẵng và TP HCM.
- Nộp lệ phí tại bưu điện Việt Nam có dịch vụ nộp hộ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (lưu ý hãy xin biên lai để ghi nhận việc này)
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Bảo hộ nhãn hiệu theo quy định Luật sở hữu trí tuệ ra sao?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh, Giấy phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định lại giới tính và đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Đặt tên con theo tên vua chúa ngày xưa có được không?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện 1: Là dấu hiệu nhìn thấy được.
Điều kiện 2: Có khả năng phân biệt.
+ Yên tâm đầu tư
+ Yên tâm sản xuất, kinh doanh (bảo đảm an toàn cho khai thác Nhãn hiệu hàng hóa)
+ Có thể độc quyền sản xuất kinh doanh
+ Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hóa.
+ Có được thông tin pháp lý
+ Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa
+ Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh,