Bảo hiểm xã hội được tính từ ngày nào?

21/06/2023
Bảo hiểm xã hội được tính từ ngày nào
223
Views

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi hiện nay đang làm công nhân cho một công ty tại khu công nghiệp gần nhà, tôi đã làm ở công ty này được 5 năm và đã được đóng bảo hiểm xã hội. Trước khi làm việc tại công ty này thì tôi cũng đã là việc cho một trung tâm giới thiệu việc làm được 1 năm 2 tháng và cũng đều được đóng bảo hiểm xã hội. Do tôi đã làm việc tại 2 nơi khác nhau nên tôi cũng không nắm rõ lắm là thời gian đóng bảo hiểm xã hội của tôi là từ lúc nào. Luật sư cho tôi hỏi là “Bảo hiểm xã hội được tính từ ngày nào” ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Hiện nay có rất nhiều người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội nhưng vẫn chưa nắm được các quy định về bảo hiểm xã hội. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về các quy định liên quan đến bỏ hiểm xã hội qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.

– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.

– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.

– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.   

Bảo hiểm xã hội được tính từ ngày nào

Bảo hiểm xã hội được tính từ ngày nào?

Người lao động là những đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong khi đó người dân cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện và được hưởng những quyền lợi đặc biệt từ các chế độ của bảo hiểm xã hội mang lại.

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong tháng

Hằng tháng, người lao động và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng đúng hạn là trách nhiệm của người sử dụng lao động để không bị áp dụng các hình phạt xử lý trong trường hợp do chậm đóng, không đóng BHXH tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo hướng dẫn tại Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động đi làm tại doanh nghiệp hàng tháng sẽ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho cơ quan BHXH thông qua doanh nghiệp.

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Theo đó, doanh nghiệp và người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.

Riêng với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội  linh hoạt:

– Đóng hằng tháng.

– Đóng 03 tháng/lần.

– Đóng 06 tháng/lần.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng mà doanh nghiệp lựa chọn.

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp , mức đóng bảo hiểm y tế với người lao động Việt Nam như sau:

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTÔĐ-TSTNLĐ-BNNHTÔĐ-TSTNLĐ-BNN
14%3%0,5%1%3%8%1%1.5%
21,5%10.5%
Tổng cộng 32%

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là (0.3%).

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tỉ lệ trích nộp tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động lần lượt vào các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp… theo quy định của Pháp luật.

Thông qua bảng tỉ lệ người lao động sẽ biết được tổng số tiền người lao động phải đóng khi tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng trách nhiệm của đơn vị và sẽ không phát sinh thêm khoản chi phí nào khác.

Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động là khác nhau.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

– Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

+ Hằng tháng;

+ 03 tháng một lần;

+ 06 tháng một lần;

+ 12 tháng một lần;

+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định trên.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Bảo hiểm xã hội được tính từ ngày nào hoặc các dịch vụ khác liên quan về soạn thảo đơn thừa kế đất đai . Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là bao lâu?

Cụ thể, theo Điều 74 trong Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, quy định về mức lương hưu hằng tháng (theo cách tính áp dụng từ ngày 01/01/2018 trở đi) được chỉ rõ như sau:
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, từ năm 2022 trở đi, lao động nam đủ điều kiện về hưu đóng tối thiểu 20 năm BHXH là có thể hưởng lưu hưu, còn lao động nữ đủ điều kiện về hưu chỉ cần đóng tối thiểu 15 năm BHXH là có thể nhận mức lương hưu 45%.
Theo quy định trên, cách tính số năm đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu được hưởng lương tối đa như sau:
Số năm đóng BHXH để hưởng lương tối đa
= (Số năm đóng BHXH để hưởng lương 45%, xét theo năm về hưu) + 15
Như vậy, từ năm 2022, lao động nam đóng đủ 35 năm bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 75% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, đây là tỷ lệ tối đa. Lao động nữ đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện về hưu sẽ nhận được lương hưu tối đa.

Thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, cụ thể tại điều 7 của quyết định 595/QĐ-BHXH, quy định các phương thức đóng tiền bảo hiểm xã hội bao gồm các phương thức: đóng hàng tháng; đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Phương thức đóng hàng tháng:
Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức chọn phương thức đóng BHXH theo tháng thì thời hạn đóng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đó. Tất cả số tiền phí trích đóng bảo hiểm của người lao động trong toàn đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức được chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở sẵn tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước
Phương thức đóng theo quý (03 tháng) hoặc 06 tháng một lần.
– Nếu doanh nghiệp lựa chọn đóng theo phương thức này sẽ phải đồng thời tiến hành đăng ký với cơ quan BHXH trước đó.
– Và chỉ doanh nghiệp thuộc đối tượng là đơn vị doanh nghiệp là đơn vị, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực lâm nghiệp, ngư nghiệp và lĩnh vực diêm nghiệp và áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, theo khoán mới được lựa chọn nộp tiền BHXH theo phương thức này.
– Thời hạn thanh toán chậm nhất là ngày cuối cùng của quý nếu lựa chọn phương thức nộp theo quý và ngày cuối cùng của chu kỳ 06 tháng.
– Tổng số tiền phí đóng BHXH, BHYT, BHTN của tất cả người lao động của đơn vị, doanh nghiệp phải được chuyển cùng lúc vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: đơn vị có trụ sở chính đóng trên địa bàn nào thì sẽ tiến hành đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh đó theo sự phân cấp của bảo hiểm xã hội tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nào thì đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn đó.
Như vậy, thời hạn nộp tiền bảo hiểm xã hội hàng tháng được quy định là ngày cuối cùng của tháng đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.