Bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế không?

27/06/2023
Bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế không?
271
Views

Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là 2 chính sách an sinh của nhà nước nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là đối với người lao động. Việc tham gia hay mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, mức đóng bải hiểm y tế là bao nhiêu luôn nhận được nhiều sự quan tâm, hàng tháng người lao động sẽ cần phải đóng hai chế độ này, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ vấn đề này ra sao? Và bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế không? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn đọc phân biệt và hiểu rõ hơn về mối quan hệ hai chế độ này của nhà nước. Hy vọng bài viết mang lại thông tin bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như thế nào?

Bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo hoặc thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho những đối tượng tham gia BHXH khi họ khi bị ảnh hưởng về thu nhập do các nguyên nhân như: Tai nạn lao động, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thai sản, về hưu và tử tuất. 

Các phần bù đắp thu nhập này được xây dựng dựa trên cơ sở quỹ Bảo hiểm xã hội do những người tham gia đóng góp. Cụ thể, Bảo hiểm xã hội được hiểu đơn giản là rút một phần thu nhập của các đối tượng tham gia theo tháng để góp vào quỹ chung, dùng để chi trả khi có trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập.

Người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp 1 cuốn sổ bảo hiểm xã hội và một mã số bảo hiểm xã hội định danh duy nhất.

Bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế không?

Chế độ Bảo hiểm y tế được định nghĩa là hình thức Bảo hiểm bắt buộc với các đối tượng nằm trong quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Mục đích của Bảo hiểm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các đối tượng tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí khám, chữa bệnh.

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cấp 1 thẻ bảo hiểm y tế và mã số thẻ bảo hiểm y tế định danh duy nhất.

Bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế không?

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều hoạt động theo tiêu chí không vì lợi nhuận mà là một chính sách xã hội. Cả 2 đều có mục đích chung là mọi người sống trong cùng một xã hội có thể cùng san sẻ và giúp đỡ nhau nhiều hơn khi khó khăn.

Tuy nhiên, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là hai loại bảo hiểm độc lập nhau vì chúng khác nhau về phương thức thanh toán như sau:

Bảo hiểm y tế: Khi người tham gia bảo hiểm khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con sẽ được BHYT thanh toán hoặc giảm trừ ngay các khoản tiền viện phí, tiền thuốc tại bệnh viện mà không cần phải làm hồ sơ và mất thời gian.

Bảo hiểm xã hội: Khi người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất… thì người lao động cần làm hồ sơ và nộp cho công ty để công ty hoàn tất thủ tục và gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau một thời gian, người lao động mới nhận được khoản tiền trợ cấp từ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

Như vậy, BHXH tự nguyện không bao gồm chế độ BHYT, BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình là 2 chính sách độc lập nhau. Nếu muốn tham gia đóng BHYT để có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh thì có thể mua BHYT theo hình thức hộ gia đình. 

Các trường hợp nào người lao động tại doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy hiện nay pháp luật có quy định trường hợp nào người lao động tại doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm:

– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham (BHXH) bắt buộc, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng nhưng không quá 36 tháng kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp nào người lao động tại doanh nghiệp phải tham gia BHYT?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13), các trường hợp người lao động tại doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên nhưng không quá 36 tháng.

Như vậy, theo quy định Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13), các trường hợp người lao động tại doanh nghiệp nêu trên phải tham gia đóng bảo hiểm y tế bắt buộc.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về giá dịch vụ làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Kiểm tra thời hạn sử dụng của thẻ BHYT bằng cách nào?

Muốn biết thẻ BHYT của mình có hạn sử dụng trong bao lâu, cách nhanh nhất là tra cứu online theo một trong 03 cách sau:
Cách 1. Tra cứu trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội
Cách 2. Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (1.000 đồng/tin nhắn)
BH{dấu cách}THE{dấu cách}Mã thẻ BHYT gửi 8079
Cách 3. Tra cứu bằng ứng dụng VssID

Đi mua BHYT cần giấy tờ gì?

Công văn 3170/BHXH-BT khi đi mua bảo hiểm y tế cần những giấy tờ như sau:
Đến điền tờ khai tham gia BHYT ( có mẫu sẵn)
Mang theo bản sao và bản chính Sổ hộ khẩu; CMND
Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh mức hưởng.
Trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể người: bổ sung giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể người”.

Những ai không mất tiền tham gia BHYT?

– Nhóm do cơ quan BHXH đóng như người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng,…
– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng như cán bộ xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người có công với cách mạng, cựu chiến binh,…
– Người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này.
– Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công an đang phục vụ trong ngành Công an,…
– Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng chưa tham gia BHXH, BHYT, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT (theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.