Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau chỗ nào?

19/07/2023
Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau chỗ nào?
176
Views

Theo quy định pháp luật, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ đều là những loại bảo hiểm tự nguyên. Mức đóng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ sẽ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, người hưởng bảo hiểm sẽ được hưởng nhiều quyền lợi trong trường hợp gặp rủi ro không mong đợi. Hiện nay, có nhiều người thắc mắc bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau chỗ nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ là gì?

Bảo hiểm nhân thọ là bảo hiểm tự nguyện nhằm bảo đảm toàn diện cho các rủi ro về con người, như sức khỏe, tai nạn, tuổi thọ, tiết kiệm,… Khi sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nếu chẳng may gặp phải các rủi ro không mong đợi liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng thì sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm đền bù số tiền bảo hiểm như đã thỏa thuận.

Nếu khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ trong quá trình đóng bảo hiểm không gặp bất cứ rủi ro nào thì sẽ được nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm được quy định trong hợp đồng sau khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm đó. Điều này không chỉ thể hiện sự bảo đảm cho các rủi ro không mọng đợi, mà còn là một khoản tiết kiệm cho các nhu cầu tài chính trong tương lai.

Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm tự nguyện hướng tới con người và các đối tượng liên quan đến con người, như tai nạn, sức khỏe, hàng hóa (kho vận, tàu xe, tàu hàng,…), nhằm đảm bảo cho các rủi ro đó.

Mỗi hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn 1 đến 2 năm hoặc ngắn hơn. Bạn sẽ được bồi thường tổn thất trong giới hạn của hợp đồng nếu có rủi ro xảy ra, tuy nhiên nếu trong thời hạn bảo hiểm bạn không gặp bất kỳ rủi ro nào liên quan, bạn sẽ không được nhận số tiền đã đóng sau khi kết thúc hợp đồng.

Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau chỗ nào?

Bên cạnh sự khác nhau về loại hình, phạm vi bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm, thì bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ còn có những khác biệt sau:

Hình thức đóng phí:

  • Bảo hiểm nhân thọ: Thường đóng phí theo tháng, quý hay năm.
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: Thường đóng phí một lần sau khi ký hợp đồng.

Nguyên tắc chi trả:

  • Bảo hiểm nhân thọ: Chi trả theo hình thức khoán một cách độc lập.
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: Chi trả dựa theo hình thức đóng góp theo hình thức thế quyền.

Người thụ hưởng:

  • Bảo hiểm nhân thọ: Người thân của người được bảo hiểm chính, người cùng huyết thống hoặc không có cùng huyết thống với người được bảo hiểm chính.
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự cố.

Chi trả quyền lợi bảo hiểm:

  • Bảo hiểm nhân thọ: Khách hàng được chi trả quyền lợi bảo hiểm trong các trường hợp sau (Tùy vào hợp đồng bảo hiểm bạn đóng phí): Đáo hạn hợp đồng, ung thư hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, nằm viện nội trú, thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong,…
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: Chỉ được bồi thường tổn thất do các rủi ro gây ra trong giới hạn hợp đồng.
Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau chỗ nào?
Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau chỗ nào?

Các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ thường gắn với tuổi thọ con người và bảo đảm cho các rủi ro có sự thay đổi rõ rệt theo đối tượng và thời gian, nên được phân chia thành các loại như sau: Bảo hiểm tiết kiệm, Bảo hiểm giáo dục, Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm tai nạn, Bảo hiểm hưu trí,…

Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm đảm bảo cho những rủi ro liên quan đến con người mang tính chất ngắn hạn và ổn định và độc lập với tuổi thọ của con người nên được chia thành các loại như sau:

  • Bảo hiểm tài sản và Bảo hiểm thiệt hại;
  • Bảo hiểm hàng không;
  • Bảo hiểm xe cơ giới;
  • Bảo hiểm cháy, nổ;
  • Bảo hiểm trách nhiệm;
  • Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
  • Thiệt hại kinh doanh và Bảo hiểm bảo lãnh.

Những lưu ý chung khi tham gia bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

Dù là chọn mua loại hình bảo hiểm nào, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần biết loại bảo hiểm mà bản thân mong muốn tham gia để đưa ra sự lựa chọn hợp lý.
  • Mỗi sản phẩm bảo hiểm đều có những trường hợp được hưởng bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm. Bạn cần hiểu rõ những trường hợp này khi đọc các điều khoản trong hợp đồng.
  • Đảm bảo kê khai thông tin trung thực và chính xác. Bởi công ty bảo hiểm sẽ dựa vào những thông tin này để thẩm định hồ sơ (trước khi ký hợp đồng) hoặc chi trả quyền lợi bảo hiểm (sau khi ký hợp đồng và có sự kiện bảo hiểm xảy ra). Nếu có bất kỳ sai sót nào trong cung cấp thông tin, công ty bảo hiểm có thể từ chối xét duyệt hồ sơ hoặc giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
  • Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, bạn nên chọn thời gian và phương thức đóng phí bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính, tránh việc dừng lại hợp đồng giữa chừng. Hiện nay, các công ty bảo hiểm nhân thọ tạo nhiều điều kiện tối ưu để giúp khách hàng duy trì hợp đồng đến thời gian đáo hạn. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, bạn chỉ cần đóng phí 1 lần và có thể đóng tái tục khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ khác nhau chỗ nào? Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm những bảo hiểm nào?

Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
– Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
– Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
– Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
– Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
– Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
– Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
– Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
– Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm nhân thọ là bao lâu?

Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.