Bằng lái xe quốc tế có được phép lái xe ở Việt Nam không?

22/06/2022
926
Views

Bạn tôi là người nước ngoài sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Anh ấy có bằng lái xe quốc tế IAA và bằng lái xe tại Úc; vậy cho hỏi anh ta có thể sử dụng bằng này tại Việt Nam hay không? Nếu muốn đổi bằng lái xe tại Úc sang dạng bằng lái xe của Việt Nam thì làm như thế nào? Mong luật sư giải đáp.

Hiện nay, bằng lái xe ô tô quốc tế khá thông dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến nó. Nhiều người vẫn thắc mắc rằng bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam không? Bằng lái xe quốc tế sử dụng như thế nào? Muốn chuyển đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe của Việt Nam có được không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Bằng lái xe quốc tế có được phép lái xe ở Việt Nam không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Công ước Vienna 1968
  • Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
  • Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

Bằng lái xe quốc tế là gì?

Bằng lái xe quốc tế có được phép lái xe ở Việt Nam không?
Bằng lái xe quốc tế có được phép lái xe ở Việt Nam không?

Bằng lái xe quốc tế (giấy phép lái xe quốc tế) là một loại thẻ nhận dạng cá nhân; trong đó người sở hữu bằng lái xe này được phép điều khiển xe cá nhân tại bất kỳ quốc gia nào có công nhận loại giấy phép này trên thế giới. Để được xem là hợp lệ, giấy phép lái xe quốc tế phải được dùng kèm với một giấy phép lái xe hợp lệ.

Giấy phép lái xe quốc tế sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia giao thông một cách hợp pháp; tránh được những rắc rối khi ở nước ngoài. Hơn nữa, việc đổi bằng lái xe quốc tế không cần tham gia các kì thi sát hạch; sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian và tránh được những rủi ro.

Ở Việt Nam có 2 loại bằng lái xe quốc tế thông dụng là bằng lái IDP và IAA. Trong đó:

– Bằng IDP là loại bằng do sở GTVT Việt Nam cấp – International Driving Permit. Bằng IDP có hiệu lực ở các quốc gia tham gia công ước Quốc tế Vienna năm 1968. Tuy nhiên; bằng này không được sử dụng ở các nước: Mỹ; Úc; Canada; Thái Lan; Malaysia.. và chỉ có thời hạn sử dụng 3 năm.

– Bằng IAA do Hiệp hội ô tô quốc tế cấp – International Automobile Association. Bằng IAA có giá trị sử dụng ở 201 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ưu điểm lớn nhất của bằng IAA so với bằng IDP là sử dụng được ở cả các nước Mỹ; Úc; Canada; Thái Lan; Malaysia.. và có thời hạn lên đến 20 năm.

Quy định về sử dụng bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam

Căn cứ Khoản 10 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; quy định về sử dụng và quản lý giấy phép lái xe như sau:

Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

b) Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

– Kể từ 20/8/2014; Việt Nam đã chính thức là thành viên của Công ước Vienna 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo – Tín hiệu đường bộ. Như vậy; nếu bằng lái xe quốc tế được cấp tại quốc gia là thành viên của Công ước Vienna 1968 thì vẫn được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên; giấy phép lái xe quốc tế phải có bản dịch sang các ngôn ngữ phổ thông như: Anh; Pháp; Nga; Trung Quốc. Nếu chỉ có bản dịch, không có bản gốc đi kèm; giấy phép lái xe sẽ không có giá trị.

-Bên cạnh đó, bằng quốc tế IAA do Hiệp hội ô tô quốc tế cấp; cũng có thể sử dụng khi điều khiển xe ô tô tại Việt Nam

Người có giấy phép lái xe quốc tế phải mang theo người khi lái xe; và xuất trình cùng giấy phép lái xe quốc gia trên lãnh thổ của các nước thành viên.

Quy định về đổi Giấy phép lái xe của người nước ngoài sang Giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam

Trường hợp người nước ngoài có nhu cầu; thì có thể đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng lái xe tương ứng tại Việt Nam

Điều kiện đổi giấy phép lái xe quốc tế sang giấy phép lái xe tại Việt Nam

– Người nước ngoài có thời gian cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên;

– Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần thiết: Còn thời hạn sử dụng, hạng xe được phép điều khiển, không có biểu hiện tẩy xóa hoặc rách nát, không có sự khác biệt về nhận dạng;

– Hộ chiếu, visa của người nước ngoài còn thời hạn sử dụng

-Người nước ngoài có địa chỉ lưu trú cụ thể

– Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài, giấy phép lái xe quốc tế.

Hồ sơ đề nghị cấp đổi

Căn cứ Điều 41 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; (sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT); hồ sơ đề nghị cấp đổi bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật;

c) Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.

Thủ tục thực hiện

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ; gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam; hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài).

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe; và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên; (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định; hồ sơ đề nghị sẽ được giải quyết và trả cho người đề nghị.

– Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe sẽ được giao cho người lái xe quản lý; đây là hồ sơ gốc; gồm các tài liệu người đề nghị nộp và giấy phép lái xe nước ngoài.

– Hồ sơ đổi giấy phép lái xe của người nước ngoài không định cư lâu dài tại Việt Nam; do cơ quan đổi giấy phép lái xe lưu trữ 01 năm; gồm các tài liệu đã nộp hồ sơ đề nghị.

Đổi giấy phép lái xe quốc tế qua mạng

Ngoài thủ tục đổi bằng lái xe quốc tế thông thường; hiện nay thủ tục này còn có thể thực hiện qua mạng một cách nhanh chóng.

Bước 1: Truy cập webiste của Tổng cục đường bộ Việt Nam

Người có nhu cầu đổi bằng lái xe quốc tế truy cập vào trang chủ dịch vụ công của Tổng cục đường bộ Việt Nam để đăng ký.

Tại phần Đăng ký đổi giấy phép lái xe qua mạng; chọn: Dịch vụ công cấp GPLX quốc tế (mức độ 4); Cơ quan giải quyết (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) và nhấn Đăng ký trực tuyến.

Bước 2: Nhập thông tin

Trên màn hình đăng ký thông tin chi tiết; nhập Số Giấy phép lái xe (GPLX)

Lưu ý: Hệ thống chỉ chấp nhận GPLX bằng vật liệu PET, loại 12 số.

Sau đó, chọn Nơi cấp GPLX, và nhấn Tìm kiếm.

Nếu Số GPLX hợp lệ và có trong cơ sở dữ liệu của hệ thống; thông tin chi tiết tương ứng với số GPLX sẽ được tự động hiển thị.

Điền các thông tin còn lại: Số hộ chiếu, Ngày cấp, Nơi sinh, Thư điện tử, Điện thoại.

Tải lên ảnh chân dung và chữ ký của chủ GPLX.

Bước 3: Tải ảnh chụp GPLX và Hộ chiếu

Hồ sơ đính kèm gồm:

  • Ảnh chụp mặt trước của GPLX bằng vật liệu PET (rõ ảnh chân dung);
  • Ảnh chụp trang thông tin hộ chiếu (có ảnh và nơi sinh).

Sau đó, tích chọn Tôi xin đảm bảo các thông tin khai báo là chính xác và xin chịu trách nhiệm về thông tin đã khai báo và ấn Tiếp tục.

Bước 4: Đăng ký chuyển phát

Nhập đầy đủ và hợp lệ thông tin người nhận; số điện thoại; số Chứng minh nhân dân; địa chỉ nhận để đơn vị chuyển phát chuyển bằng lái xe quốc tế về cho người có yêu cầu đổi bằng.

Thời gian chuyển phát kết quả GPLX quốc tế không tính ngày nhận kết quả GPLX quốc tế; các ngày lễ, tết; thứ bẩy và chủ nhật.

Bước 5: Thanh toán

Sau khi người dùng đăng ký thông tin chuyển phát, màn hình sẽ hiển thị danh sách các loại chi phí.
Chọn hình thức thanh toán và tiến hành thanh toán.

Bước 6: Nhận GPLX quốc tế

Nếu hồ sơ hợp lệ; người yêu cầu sẽ được nhận GPLX quốc tế tại địa chỉ đã đăng ký nhận chuyển phát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bằng lái xe quốc tế có được phép lái xe ở Việt Nam không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài có thể được cấp bằng lái xe tại Việt Nam không?

Theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đối tượng học lái xe gồm:
“Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam”
Do đó người nước ngoài nếu đủ các điều kiện thì hoàn toàn có thể thi bằng lái xe tại Việt Nam.

Có đổi bằng lái xe quốc tế sang bằng lái xe tại Việt Nam được không?

Theo Điểm a Khoản 6 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“6. Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;”
Do đó bằng lái xe quốc tế sẽ không được cấp đổi.

Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài được cấp đổi ?

Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài phù hợp với thời hạn ghi trong thị thực nhập cảnh hoặc thẻ tạm trú, phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.