Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc mong muốn được giải đáp như sau. Tôi bán xe của người khác ăn trộm được thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì bị truy cứu tội gì? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Bán xe do người khác ăn trộm được có bị truy cứu hình sự?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bán xe do người khác ăn trộm được có bị truy cứu hình sự?
Căn cứ quy định tại Điều 323 quy định:
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Theo quy định tại Điều luật trên người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì bị truy cứu trách nhiệm về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn biết chiếc xe máy đó là tài sản trộm cắp mà bạn vẫn giúp người bạn của bạn tiêu thụ chiếc xe máy đó thì bạn phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Còn trong trường hợp bạn không biết chiếc xe máy đó là tài sản trộm cắp thì bạn không phạm tội.
Như vậy, bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp bạn biết rõ chiếc xe máy đó là tài sản trộm cắp nhưng bạn vẫn bán hộ xe máy do người khác ăn trộm. Trong trường hợp bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thì tùy theo tính chất mức độ của hành vi phạm tội mà bạn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tội trộm xe máy thì bị xử lý như thế nào ?
Về hành vi trộm xe máy. Theo Khoản 1, Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
…
Như vậy, hành vi trộm cắp xe máy sẽ bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản
Có bị xử lý hình sự về hành vi tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có
Theo quy định tại khoản 1 Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015) quy định:
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi chứa chấp. Hoặc tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có.
Mặt khác, hành vi phạm tội tiêu thụ tài sản chỉ cấu thành Tội chứa chấp. Hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi không có sự hứa hẹn trước. Nếu có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ, thu mua tài sản trộm cắp thì hành vi của người tiêu thụ là hành vi của một đồng phạm với tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức cho người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Nếu như người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản nhưng không hề biết tài sản mình mua là do trộm cắp mà có thì trường hợp này chỉ là một giao dịch dân sự thông thường, hành vi của người mua không phải là hành vi phạm tội, do vậy không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người mua có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình
Hoạt động mua bán xe được xem là một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015). Để một giao dịch dân sự có hiệu lực cần đáp ứng đủ 04 điều kiện cơ bản sau:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
– Đáp ứng điều kiện về hình thức của giao dịch khi luật có quy định.
Một giao dịch dân sự vi phạm bất kỳ điều kiện nào kể trên thì sẽ bị vô hiệu. Và khi bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật. Thì trị giá thành tiền để hoàn trả theo quy định tại khoản 2 Điều 131 BLDS 2015.
Vì thế, trong trường hợp phát hiện chiếc xe máy là tang vật của một vụ trộm cắp. Thì nội dung của giao dịch này bị coi là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Người mua không thể tiếp tục sử dụng phương tiện và cần khai báo kịp thời, nghiêm chỉnh cho cơ quan có thẩm quyền.
Người mua có quyền yêu cầu người bán trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu bên bán không trả lại thì người mua có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề. “Bán xe do người khác ăn trộm được có bị truy cứu hình sự? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, hạch toán thuế phụ thuộc…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Cây ăn quả lâu năm được cấp chứng nhận quyền sở hữu không?
- Chung cư được bố trí chỗ để xe tại những nơi nào?
- Người 22 tuổi có được tách hộ khẩu không?
- Thời hạn để đăng ký khai sinh cho con là bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Theo đó, khi trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì đã có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trong trường hợp của bạn ngoài giá trị của chiếc xe máy còn cần đến các tình tiết khác để Tòa xác định hình phạt.
Hành vi trộm cắp tài sản nếu chưa đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản thì sẽ bị xử phạt hành chính .
Nếu giá trị tài sản dưới 2 triệu, người phạm tội trộm cắp có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015). Khi bạn phát hiện bị mất trộm xe máy bạn có thể tới cơ quan Công an phường, thị trấn, Đồn Công an nơi bạn cư trú, hoặc nơi bạn bị mất xe để tố giác tội phạm.