Bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì?

09/08/2022
Bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì?
1157
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. bản tự khai là một phần không thể thiêu trong quá trình giải quyết bất kỳ một vụ án tố tụng dân sự nào. Vậy bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì? Bản tự khai phải ghi sao cho đúng chuẩn? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam đang tham gia vụ dân sự.

Để giải đáp cho câu hỏi về việc bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP

Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

  • Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của BLTTDS.
  • Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
  • Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
  • Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  • Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
  • Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  • Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

  • Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
  • Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
  • Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
  • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
  • Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  • Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
  • Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này.
  • Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
  • Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì?
Bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì?

Bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì?

Hiện nay theo quy định của pháp luật cụ thể là tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP quy định về ban hành một số biểu mẫu dùng trong tố tụng dân sự; không có hướng dẫn về bản tự khai; mà hiện nay chỉ có sự hướng dẫn liên quan đến 02 văn bản về lời khai đó chính là: Biên bản lấy lời khai của đương sự; biên bản lấy lời khai của người làm chứng.

*Đối với biên bản lấy lời khai của đương sự:

(1) Tên Tòa án tiến hành lấy lời khai: nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi địa điểm lấy lời khai: Bao gồm ngày tháng năm; địa điểm lấy lời khai tại đâu.

(3) Chức danh người đi lấy lời khai: Nếu Thẩm phán lấy lời khai và tự mình ghi biên bản lấy lời khai thì ghi “Tôi là Nguyễn Văn A- Thẩm phán”; nếu Thẩm phán lấy lời khai và có Thư ký Tòa án ghi biên bản lất lời khai thì ghi “Chúng tôi: Nguyễn Văn A – Thẩm phán và Trần Thị B – Thư ký Tòa án”.

(4) Ghi tên người lấy lời khai: Điền họ và tên của người đang được tiến hành lấy lời khai.

(5) Địa chỉ: Ghi rõ số nhà; địa điểm nơi ở của người được lấy lời khai

(6) Nơi làm việc: Nơi làm việc hiện tại của người lấy lời khai.

Lưu ý mục (4), (5) và (6): Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được lấy lời khai; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức và người đại diện của cơ quan, tổ chức đó. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q). Đối với người đại diện theo ủy quyền thì ghi rõ văn bản ủy quyền.

(7) Tên tư cách đương sự của người được lấy lời khai: Ví dụ: là nguyên đơn, bị đơn…

(8) Số, ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án: Ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ.

(9) Vụ việc dân sự đang tranh chấp về vấn đề gì.

(10) Họ tên của người được lấy lời khai: Ví dụ: Bà Trần Thị Q khai

(11) Ghi nhận lời khai của đương sự.

(12) (13) Kết thúc biên bản lấy lời khai: Việc lấy lời khai kết thúc hồi….. giờ…phút cùng ngày.………………(12) đã……………………………..(13), công nhận là biên bản ghi đúng lời khai của mình.

Lưu ý:

  • Mục (12) là ghi danh xưng tên đương sự, tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi tên ví dụ: Bà Q. Sau đó ghị việc hình thức xem lại nội dung khai của đương sự “tự đọc” hoặc “nghe đọc”.
  • Mục (13) Ghi nhận lại việc lập biên bản này ở đâu: Nếu lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản; trường hợp lấy lời khai với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự theo quy định tại khoản 3 Điều 98 BLTTDS thì ghi rõ họ tên, chữ ký của người đại diện hợp pháp.

*Đối với biên bản lấy lời khai của người làm chứng:

(1) Tên Tòa án tiến hành lấy lời khai: Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ghi địa điểm lấy lời khai: Bao gồm ngày tháng năm; địa điểm lấy lời khai tại đâu.

(3) Chức danh người đi lấy lời khai: Nếu Thẩm phán lấy lời khai và tự mình ghi biên bản lấy lời khai thì ghi “Tôi là Nguyễn Văn A- Thẩm phán”; nếu Thẩm phán lấy lời khai và có Thư ký Tòa án ghi biên bản lất lời khai thì ghi “Chúng tôi: Nguyễn Văn A – Thẩm phán và Trần Thị B – Thư ký Tòa án”.

(4) Ghi tên người lấy lời khai: Điền họ và tên của người đang được tiến hành lấy lời khai.

(5) Địa chỉ: Ghi rõ số nhà; địa điểm nơi ở của người được lấy lời khai

Lưu ý mục (4), (5): Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được lấy lời khai; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức và người đại diện của cơ quan, tổ chức đó. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Bà Trần Thị Q).

(6) Số, ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án: Ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ.

(7) Vụ việc dân sự đang tranh chấp về vấn đề gì.

(8) Họ tên của người được lấy lời khai: Ví dụ: Bà Trần Thị Q khai

(9) Ghi lời khai của người làm chứng.

(10) (11) Kết thúc biên bản lấy lời khai: Việc lấy lời khai kết thúc hồi….. giờ…phút cùng ngày.………………(10) đã……………………………..(11), công nhận là biên bản ghi đúng lời khai của mình.

Lưu ý:

  • Mục (10) là ghi danh xưng tên đương sự, tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi tên ví dụ: Bà Q. Sau đó ghị việc hình thức xem lại nội dung khai của đương sự “tự đọc” hoặc “nghe đọc”.
  • Mục (11) Ghi nhận lại việc lập biên bản này ở đâu: Trường hợp biên bản ghi lời khai được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người làm chứng (chứng kiến việc lấy lời khai) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản; trường hợp lấy lời khai với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của người khai theo quy định tại khoản 3 Điều 99 BLTTDS thì ghi rõ họ tên, chữ ký của người đại diện hợp pháp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Bản tự khai trong tố tụng dân sự có những nội dung gì?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quy định về lấy lời khai của người làm chứng?

– Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án.
Trước khi lấy lời khai của người làm chứng, Thẩm phán phải giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.
– Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như thủ tục lấy lời khai của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 98 của BLTTDS.
– Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.

Quy định về lấy lời khai của đương sự?

– Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
– Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
– Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của BLTTDS phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.

Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng có được coi là chứng cứ?

– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.