Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định như thế nào?

13/07/2022
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định như thế nào?
797
Views

Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Hiện công ty tôi đang cần đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đang bị thất lạc. Tôi muốn hỏi có thể dùng bản sao để thay thế không? Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lấy ở đâu? Và Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định như thế nào? Rất mong sự phản hồi từ Luật sư. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Luật sư 247 xin xin đáp thắc mắc của bạn qua bài viết Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định như thế nào? dưới đây. Hãy theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính là loại giấy tờ mà cho phép những tổ chức, những cá nhân được hoạt động kinh doanh sau khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của việc đăng ký kinh doanh dựa vào các quy định theo pháp luật đang hiện hành. Đối với mặt pháp lý thì những đối tượng mà được cấp về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ Sở KH và đầu tư thì sẽ có đầy đủ điều kiện để được tiến hành hoạt động kinh doanh. Dựa vào Luật doanh nghiệp đã quy định thì với những công ty ở trong nước thì số lượng ngành nghề khi thực hiện đăng ký đều sẽ không bị hạn chế, trừ trường hợp khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh thuộc loại có điều kiện.

Bên cạnh đó giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn dùng để quản lý những công việc trong hoạt động kinh doanh của thương nhân và công ty, theo quy định của Nhà nước sẽ bắt buộc là phải hoàn tất 01 trong các thủ tục về hành chính đó chính là thủ tục thực hiện đăng ký đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có như vậy thì bất kỳ hình thức hoạt động kinh doanh mới nào đều cũng coi là được hợp pháp.

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Bản sao là bản được chụp lại từ văn bản chính hoặc có thể là bản đánh máy và phải có nội dung chính xác, hình thức thể hiện như nội dung ghi trong sổ gốc.

Bản chính bao gồm những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể được cấp lần đầu, hoặc cấp lại, hoặc cấp khi có sự đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng phải có sự kiểm chứng và có đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Bản gốc là bản hoàn chỉnh về nội dung, hình thức thể hiện của văn bản, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản đó hoặc ký số thông qua văn bản điện tử.

Từ đó có thể khẳng định những văn bản được sao chép giống nhau về nội dung, hình thức thể hiện từ bản gốc giấy phép kinh doanh được xác định là bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Có thể xin bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở đâu?

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Tại Điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc như sau:

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, thì cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này. Đồng thời, việc cấp bản sao từ sổ gốc sẽ được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Theo nội dung chứng thực được đề cập trong Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thì việc sao y bản chính được các cơ quan sau có thẩm quyền chứng thực:

  • Phòng Tư pháp.
  • UBND xã, phường.
  • Cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao.
  • Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Công chứng viên.

Giá trị pháp lý của bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao như sau:

“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

  1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, có nhiều bản sao bằng cách chụp lại, photo, scan,.. từ bản chính, tuy nhiên chỉ những bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính là có giá trị sử dụng thay cho bản chính.

Vậy nên, bản sao chứng thực giấy đăng ký kinh doanh có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo pháp luật
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo pháp luật

Thủ tục chứng thực bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Để chứng thực bản sao công chứng giấy chứng nhận kinh doanh thì cần làm thủ tục theo những bước sau đây:

Bước 1: Doanh nghiệp xuất trình bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất trình bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh làm cơ sở để chứng thực bản sao. Lưu ý, đối với bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được công chứng (hoặc chứng nhận), thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Chờ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra.

Sau khi trình bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người thẩm quyền, trách nhiệm sẽ tiến hành kiểm tra bản chính và đối chiếu với bản sao. Xác nhận xong, người thẩm quyền sẽ thực hiện công việc chứng thực gồm các công việc:

  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu đã được quy định.
  • Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực, đồng thời ghi vào sổ chứng thực.

Thông thường nếu bản sao có từ 02 trang trở lên thì cá nhân có thẩm quyền sẽ ghi lời chứng vào trang cuối và đóng dấu giáp lai.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Công ty có thể tự thực hiện bản sao từ bản chính của giấy phép kinh doanh hay không?

Đối với các văn bản được ban hành từ công ty thì sẽ có thẩm quyền thực hiện tự cấp bản sao của văn bản, những đối với các văn bản, tài liệu khác mà không được ban hành bởi công ty sẽ không được phép thực hiện chứng thực sao y từ bản chính. Cụ thể là với Giấy phép kinh doanh của công ty thì công ty đo sẽ không thể thực hiện việc đóng dấu đỏ, đóng dấu sao y của mình mà sẽ phải tới những tổ chức hay cơ quan mà có thẩm quyền nhằm tiến hành việc sao y này.

Hiệu lực của bản sao giấy phép kinh doanh?

Theo Điều 77 Luật Công chứng 2014 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực quy định bản sao y giấy phép kinh doanh có giá trị pháp lý như bản chính.
Tuy nhiên, trong cả hai văn bản trên đều không quy định về thời hạn có hiệu vậy có thể hiểu rằng thời hạn của bản sao hợp lệ là vô thời hạn.
Thế nhưng trên thực tế nhiều cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận giấy tờ là bản sao được chứng thực thường tự đặt ra quy định là bản sao chỉ có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được chứng thực. Điều này là không đúng với quy định của pháp luật nhưng chỉ được coi là một giải pháp để hạn chế tình trạng dùng giấy tờ giả hoặc một số điều kiện trên giấy tờ sao y đã hết hiệu lực.

Giấy phép kinh doanh có ý nghĩa như thế nào?

Đó là quyền được hoạt động kinh doanh của các công dân hay còn được gọi là một cơ chế về việc đề nghị/ cấp.
Đó là sự cho phép từ cơ quan quản lý của Nhà nước trong việc hoạt động kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.