Ban cam kết không thả rông gia súc mới

19/07/2022
Bản cam kết không thả rông gia súc mới
1885
Views

Thời gian qua, trên địa bàn nhiều địa phương cả nước thường xuyên xảy ra tình trạng chăn thả gia súc, động vật nuôi thả rông ngoài đường và tại những nơi công cộng. Tình trạng này gây cản chở giao thông, mất trật tự mỹ quan, ô nhiễm môi trường và đã gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc. Vì vậy nhiều địa phương đã yêu cầu người dân làm bản cam kết không thả rông gia súc.

Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tình trạng thả rông gia súc

Trên nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, thậm chí đường quốc lộ, tỉnh lộ, tình trạng thả rông gia súc, gia cầm, vật nuôi vẫn đang phổ biến và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nhiều tai nạn giao thông đáng tiếc đã xảy ra do người tham gia giao thông va quệt, không phản ứng kịp khi gia súc ngang nhiên đi trên đường. Những vụ tai nạn cho người do gia súc, gia cầm, vật nuôi (chó) gây ra liên tiếp trong thời gian gần đây đã cho thấy đây không thể xem là chuyện nhỏ.

Ngoài ra, tình trạng thả rông chó của người dân không những tạo cơ hội cho các đối tượng trộm cắp chó ra tay hoạt động mà việc thả rông chó dẫn đến gây thương tích cho người, thậm chí là cắn chết người cũng là một tình trạng đáng báo động hiện nay.

Theo Nghị định 167/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

  • Thả rông gia súc, động vật nuôi nơi công cộng, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
  • Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khácTừ 500.000 đồng đến 1000.000 đồng
  • Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
  • Nuôi gia súc, gia cầm, động vật làm mất vệ sinh chung ở khu dân cư, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

Theo Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

  • Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố, phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng
  • Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng
  • Để súc vật đi trên đường bộ, để súc vật đi trên đường không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng
  • Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển, phạt Từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng
  • Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ, phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng
  • Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng

Nhằm từng bước xây dựng thị trấn  xanh, sạch, đẹp, đô thị văn minh, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, gìn giữ cảnh quan môi trường công cộng, bảo vệ cây xanh, lập lại trật tự mỹ quan trên địa bàn thị trấn. Ủy ban nhân dân thị trấn Quán Lào đề nghị để các tổ chức, cá nhân và nhân dân thực hiện tốt các nội dung:

Nghiêm cấm không được thả rông chó ra đường, cột gia súc, động vật nuôi nơi công cộng, khu dân cư, trụ sở các cơ quan đóng trên địa bàn xã.

Khi tiến hành chăn, thả, vận chuyển gia súc, động vật nuôi phải đảm bảo gia súc có dây xỏ mũi hoặc dây buộc cổ và phải có dụng cụ chứa chất thải kèm theo. Trường hợp để gia súc phóng uế bừa bãi trên các trên các tuyến đường giao thông nơi công cộng, khu dân cư, trụ sở các cơ quan thì chủ gia súc có trách nhiệm dọn dẹp sạch sẽ chất thải của gia súc.

Các chủ sở hữu đàn gia súc, động vật nuôi hiện đang thả rông tại các đơn vị thôn trên địa bàn xã phải tự thực hiện việc nuôi nhốt, chăn thả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bản cam kết không thả rông gia súc

Xem trước và tải xuống bản cam kết:

Quy định xử lý gia súc thả rông tại khu vực nông thôn

Bản cam kết không thả rông gia súc mới
Bản cam kết không thả rông gia súc mới

Đối với việc chăn nuôi gia súc ở khu vực nông thôn không thuộc trường hợp cấm của luật. Do đó người dân có thể thực hiện được, tuy nhiên cần lưu ý về khu vực chăn nuôi sẽ bị phạt nếu:

Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; Theo điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Mang các loại dụng cụ, công cụ vào rừng tự nhiên là rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ mà không được phép của chủ rừng;

b) Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng phòng hộ hoặc chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi khác trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc đối với rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ;

c) Lập lán, trại trong rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ mà không được phép của chủ rừng;

d) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha.

Như vậy, việc chăn nuôi trái phép trên đất rừng phòng hộ thì bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 25 Nghị định 35/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP) quy định như sau:

Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này.

2. Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan quy định tại các Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ đảm bảo chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Như vậy thẩm quyền xử phạt trong các trường hợp trên sẽ thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 35/2019/NĐ-CP bao gồm:

– Kiểm lâm.

– Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp.

– Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp 

– Bộ đội biên phòng.

– Công an nhân dân

Hành vi thả rông gia súc bị xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Như vậy, đối với trường hợp chăn nuôi trâu, bò thả rông gây thiệt hại cho người khác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây mất vệ sinh môi trường sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật về các lĩnh vực này.

Nếu hành vi thả rông vật nuôi ảnh hưởng đến tham gia giao thông đường bộ thì bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bản cam kết không thả rông gia súc mới”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, thành lập công ty hợp danh, mẫu đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi thả rông gia súc

– Trong trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
– Trường hợp thả rông để chó cắn chết người, chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn nơi đông người theo điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Gia súc gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho người khác xử lý như thế nào?

Theo Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi chăn thả gia súc, thả rông vật nuôi mà gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường những thiệt hại này (trừ một số trường hợp khác được quy định tại Điều này). Chủ sở hữu súc vật còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Thả rông gia súc gây hậu quả gì?

Tình trạng này luôn tiềm ẩn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như có thể gây ra các vụ tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người khác, chủ gia súc, vật nuôi còn có thể bị xử lý hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Ngoài ra, còn tạo điều kiện để cho các đối tượng trộm cắp tài sản hoạt động, đặc biệt là các đối tượng trộm chó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.