Thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới theo âm lịch gắn liền với ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia phương Đông. Đây có thể coi là ngày lễ lớn nhất trong năm, là dịp mọi người cùng xum họp gia đình, nhìn lại năm cũ và đón chào, hi vọng một năm mới nhiều điều may mắn, bình an. Nhu cầu tiêu thụ các loại bánh kẹo, thực phẩm để dùng trong gia đình, thờ cúng tổ tiên hoặc làm quà chúc tết từ đó cũng tăng cao tăng cao. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng càng đẩy mạng việc đưa hàng giả là bánh kẹo, thực phẩm vào thị trường hòng tranh thủ kiếm lợi nhuận cao. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật; Cụ thể là vi phạm quy định pháp luật nào? và có thể bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ban hành ngày 26/08/2020 của Chính phủ
Bánh kẹo, thực phẩm giả là gì?
Hiện chưa có quy định pháp luật định nghĩa cụ thể bánh kẹo, thực phẩm giả là gì. Tuy nhiên bánh kẹo, thực phẩm bày bán trên thị trường có thể coi là một loại hàng hóa. Từ đây ta có thể hiểu khái niệm bánh kẹo, thực phẩm giả thông qua giải thích về hàng hóa giả tại khoản 7 điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; theo đó bánh kẹo thực phẩm giả có thể chia thành 2 nhóm:
*Bánh kẹo, thực phẩm giả về chất lượng (giá trị sử dụng, công dụng)
– Bánh kẹo, thực phẩm có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi; Bánh kẹo, thực phẩm không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
– Bánh kẹo, thực phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của bánh kẹo, thực phẩm chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
*Bánh kẹo, thực phẩm giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý: Bánh kẹo, thực phẩm có nhãn hàng hóa hoặc bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của bánh kẹo, thực phẩm hoặc giả mạo bao bì bánh kẹo, thực phẩm của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp bánh kẹo, thực phẩm
Bên cạnh đó để hiểu hơn hành vi như thế nào được gọi là hành vi buôn bán, khoản 2 điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có giải thích: Buôn bán là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông
Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả
Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP
“1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.”
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP:
“1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
Xử lý hình sự đối với hành vi buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả
Trường hợp tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm là nghiêm trọng, thì khi đó hành vi buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
*Nếu đối tượng tác động của hành vi vi phạm là bánh kẹo, thực phẩm giả về chất lượng (giá trị sử dụng, công dụng) thì sẽ bị xử lý về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm theo điều 193 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; với khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt tù có thể lên đến 20 năm hoặc tù chung thân. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thì mức phạt tiền có thể lên đến 18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
*Nếu đối tượng tác động của hành vi vi phạm là bánh kẹo, thực phẩm giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì sẽ bị xử lý về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo điều 226 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; với khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì mức phạt tiền có thể lên đến 5 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Câu hỏi thường gặp
Bánh kẹo, thực phẩm giả có thể phân thành 02 nhóm, bao gồm:
– Bánh kẹo, thực phẩm giả về chất lượng (giá trị sử dụng, công dụng)
– Bánh kẹo, thực phẩm giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì mức phạt tiền có thể lên đến 5 tỷ đồng.