Bản án tranh chấp đất khai hoang

27/06/2022
Bản án tranh chấp đất khai hoang
633
Views

Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để giải quyết. Bên cạnh đó, tranh chấp đất đai trên thực tế luôn có nhiều tình huống phức tạp đòi hỏi Thẩm phán phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức pháp luật để giải quyết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin về bản án tranh chấp đất khai hoang nhé!

Tóm tắt nội dung bản án

Tóm tắt về nguồn gốc, quá trình sử dụng thửa đất

Vợ chồng ông Hoàng Văn A và bà Lương Thị B chuyển đến sinh sống tại Bản Hung 2, xã Tân Phú, huyện Yên Bình, tỉnh Phúc Hải từ những năm 1980 và đã khai hoang, tạo dựng được nhiều phần đất trong đó có thửa đất số 02, tờ bản đồ số 56, tổng diện tích 334,2m2, khu vực Bãi Lai, Bản Hung 2 – (“Thửa Đất”).

Năm 2002, vợ chồng anh trai của ông Hoàng Văn A ly hôn, bà Lê Thị C – chị dâu không có nơi ở nên ông A đã cho bà Lê Thị C mượn Thửa Đất để ở nhờ.

Ngày 04/10/2004, bà Lê Thị C được UBND huyện Yên Bình ra quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích 334,2m2, thửa đất số 02, tờ bản đồ số 56, trong đó có Diện Tích 286,8m2 mà vợ chồng ông A khai hoang. Cũng trong năm 2004, tại địa bàn xã Tân Phú xảy ra cơn lũ lớn, Diện Tích 286,8m2 bị sạt lở nghiệm trọng khiến không còn khả năng sử dụng làm đất ở. Gia đình bà Lê Thị C được cấp chi phí di dời, giãn dân ra khỏi khu vực sạt lở và trả lại đất cho vợ chồng ông A.

Đầu năm 2005, gia đình bà Trần Thị D đã mua lại Diện Tích 286,8m2 từ ông Hoàng Văn A. Sau khi nhận chuyển nhượng Bà D và ông A có lên UBND xã Tân Phú hỏi làm thủ tục chuyển nhượng và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất trên thì được cán bộ xã Tân Phú cho biết bà C đã làm thủ tục đăng ký cấp GCNQSDĐ. Khi biết bà Lê Thị C đã được UBND huyện Yên Bình ra quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối Diện Tích 286,8m2, Bà D và ông A đã đề nghị bà C làm thủ tục sang tên cho Bà D.

Bởi vì khi đó bà Lê Thị C chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên các bên chưa hoàn thiện được thủ tục sang tên. Ngày 20/12/2007, UBND huyện Yên Bình đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 168615, số vào sổ H 00673 cho hộ bà Hoàng Thị Bimh đối với toàn bộ thửa đất số 02, tờ bản đồ số 56, tổng diện tích 334,2m2 – (“Giấy Chứng Nhận”).

Đến năm 2018, gia đình bà Trần Thị D phá bỏ nhà cũ trên Diện Tích 286,8m2 để xây nhà mới. Lúc này, gia đình Bà D đề nghị bà Lê Thị C hoàn thiện thủ tục sang tên cho Bà D nhưng bà C không đồng ý và không cho Bà D xây nhà. Bà D đã bị bà Lê Thị C cản trở quyền được nhà nước công nhận việc sử dụng đất hợp pháp. Thấy bà C tiếp tục không hợp tác, bà Trần Thị D đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh Phúc Hải, yêu cầu:

– Buộc bà Lê Thị C phải chấm dứt hành vi ngăn cản quyền sử dụng đất đối với phần Diện Tích 286,8m2 của bà Trần Thị D nằm trong thửa đất số 02, tờ bản đồ số 56, tổng diện tích 334,2m2 tại Bản Hung 2, xã Tân Phú, huyện Yên Bình, tỉnh Phúc Hải.

– Hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 168615, số vào sổ H 00673 do UBND huyện Yên Bình cấp ngày 20/12/2007 cho hộ bà Hoàng Thị Bình đối với toàn bộ Thửa Đất.

Tóm tắt về quá trình khởi kiện vụ án    

– Ngày 01/11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Phúc Hải đã xét xử sơ thẩm vụ án theo Bản án số 08/2019/DS-ST. Theo đó, Tòa án nhân dân tỉnh Phúc Hải đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện nêu trên của bà Trần Thị D.

– Tuy nhiên, bà Lê Thị C đã làm đơn kháng cáo lên Tòa cấp phúc thẩm – Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Tại Bản án số 197/2020/DS-PT ngày 25/9/2020, Tòa án nhân dân cấp cao tại hà Nội đã chấp nhận đơn kháng cáo của bà C và hủy Bản án dân sự sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Phúc Hải giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm theo quy định pháp luật.

– Tại giai đoạn xét xử lại Bà D đã mời Luật sư tham gia là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bà D trong Vụ Án.

– Sau đó, ngày 09/06/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Phúc Hải đã ban hành Bản án số 06/2021/DS-ST về việc tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy GCNQSDĐ. Tại bản án, Tòa án đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị D.

– Hiện nay, Vụ Án đang được Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội thụ lý theo giai đoạn phúc phẩm do bà C có đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm nêu trên vào ngày 25/6/2021.

Bản án tranh chấp đất khai hoang
Bản án tranh chấp đất khai hoang

Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp

Gia đình bà Trần Thị D có quyền sử dụng Diện Tích 286,8m2 đất do nhận chuyển nhượng hợp pháp từ vợ chồng ông bà Hoàng Văn A và Lương Thị B.

Ông Hoàng Văn A và bà Lương Thị B là người đầu tiên khai hoang và sử dụng Diện Tích 286,8m2 từ năm 1989

Việc vợ chồng ông A – bà B khai hoang Diện Tích 286,8m2 từ năm 1989 là một thực tế mà mọi người dân tại Bản Hung 2 và chính quyền xã Tân Phú đều công nhận.

Chính quyền địa phương và người dân tại Bản Hung 2, xã Tân Phú đều công nhận vợ chồng ông bà Hoàng Văn A – Lương Thị B là người khai hoang Diện Tích 286,8m2 từ năm 1989 (thể hiện qua các văn bản, biên bản trong hồ sơ Vụ án).

Theo quy định pháp luật tại Điều 97 Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định về quyền sử dụng đất trong trường hợp đất khai hoang và Khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 quy định thì người khai hoang đất có quyền sử dụng đất hợp pháp, được công nhận quyền sử dụng đất. Ông bà Hoàng Văn A – Lương Thị B đã khai hoang Diện Tích 286,8m2. Do vậy, quyền sử dụng đất của vợ chồng ông bà Hoàng Văn A – Lương Thị B đối với Diện Tích 286,8m2 khai hoang được pháp luật bảo hộ.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng Diện Tích 286,8m2 giữa vợ chồng ông bà Hoàng Văn A – Lương Thị B và vợ chồng bà Trần Thị D hoàn toàn hợp pháp.

Ông bà Hoàng Văn A – Lương Thị B có quyền định đoạt, chuyển quyền sử dụng Diện Tích 286,8m2 khai hoang

Ông bà Hoàng Văn A – Lương Thị B có quyền định đoạt, có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình bà Trần Thị D do ông A – bà B là người có quyền sử dụng đất hợp pháp, được công nhận quyền sử dụng đất.

Ông Hoàng Văn A chưa thực hiện bất kỳ thủ tục tặng cho hay chuyển quyền sử dụng phần Diện Tích 286,8mcho bà Lê Thị C.

Trong toàn bộ tiến trình giải quyết Vụ Án, bà C không xuất trình được bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào chứng minh việc gia đình ông A tặng cho thửa đất nêu trên cho bà C. Giữa gia đình ông A và bà C không tồn tại bất kỳ thỏa thuận, giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà đất nào. Vì vậy, vợ chồng ông A vẫn là chủ sử dụng hợp pháp và có quyền định đoạt đối với Thửa Đất, được quyền chuyển nhượng toàn bộ Thửa Đất cho gia đình bà Trần Thị D.

Diện Tích 286,8m2 khai hoang chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào thời điểm vợ chồng ông Hoàng Văn A chuyển nhượng cho gia đình bà Trần Thị D.

Luật Đất đai năm 2003 định nghĩa việc nhà nước công nhận quyền sử dụng đất tại khoản 3 Điều 4 như sau:“3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.”

Theo quy định trên, quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất chỉ được công nhận kể từ thời điểm nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.

Như vậy, vào thời điểm đầu năm 2005 khi ông Hoàng Văn A – chủ sử dụng hợp pháp của Thửa Đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Trần Thị D, bà Lê Thị C chưa có quyền sử dụng đất do nhà nước công nhận nên việc chuyển nhượng không xâm phạm đến bất kỳ quyền lợi nào của bà C.

Hết thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng ngày 15/5/2005 vô hiệu về mặt hình thức. Vì vậy, giao dịch có hiệu lực.

Theo các quy định pháp luật thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về mặt hình thức là 02 (hai) năm kể từ ngày xác lập giao dịch. Sau thời gian này, giao dịch dân sự không tuân thủ về mặt hình thức có hiệu lực.

Gia đình ông Hoàng Văn A và gia đình Bà D xác lập giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng Diện Tích 286,8mtừ năm 2005. Đối chiếu quy định nêu trên, thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng Diện Tích 286,8mđã hết. Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng Diện Tích 286,8mgiữa gia đình ông Hoàng Văn A và gia đình Bà D có hiệu lực.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất chưa được cấp Giấy chứng nhận, không có văn bản chuyển nhượng hợp lệ được pháp luật hiện hành công nhận. 

Theo quy định pháp luật hiện hành về đất đai công nhận việc chuyển quyền sử dụng đất đối với đất chưa được cấp Giấy chứng nhận là hợp lệ nếu việc chuyển quyền diễn ra trước ngày 01/01/2008 và người nhận chuyển nhượng đã sử dụng đất từ trước 01/01/2008.

Ông Hoàng Văn A và bà Lương Thị B đã chuyển nhượng quyền sử dụng Diện Tích 286,8m2 cho gia đình Bà D vào năm 2005 và gia đình Bà D đã chuyển đến trực tiếp quản lý, sử dụng Thửa Đất từ năm 2005 đến nay.

Bà Lê Thị C đã mặc nhiên thừa nhận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông A và bà Trần Thị D; cũng như việc sử dụng đất ngay tình của gia đình Bà D.

Bà C biết rất rõ việc gia đình Bà D nhận chuyển nhượng từ gia đình ông A năm 2005 nhưng bà C không khởi kiện hay có yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến Thửa Đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc bà C không phản đối việc trực tiếp sử dụng Diện Tích 286,8m2 của gia đình Bà D và đồng ý hỗ trợ gia đình Bà D thực hiện các thủ tục đất đai đối với Diện Tích 286,8m2 đã mặc nhiên thừa nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của gia đình bà Trần Thị D.

UBND huyện Yên Bình đã cấp Giấy Chứng Nhận số AE 168615 không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng nguồn gốc đất, có sai phạm trong quy trình cấp sổ.

Giấy Chứng Nhận số AE 168615 đã cấp không đúng đối tượng sử dụng đất, sai nguồn gốc đất và sai mục đích sử dụng:

Giấy Chứng Nhận số AE 168615 đã cấp không đúng đối tượng sử dụng đất:

Bà C chỉ là người mượn đất ở nhờ của gia đình ông A nhưng UBND huyện Yên Bình lại xác định bà C là người sử dụng Diện Tích 286,8m2 là không đúng nguồn gốc đất, không đúng người sử dụng đất. Như vậy, việc cấp Giấy Chứng nhận của Thửa Đất đã bị cấp sai đối tượng sử dụng đất.

Giấy Chứng Nhận số AE 168615 cấp không đúng nguồn gốc sử dụng đất:

Theo tất cả hồ sơ, tài liệu trong Vụ án thì bà Lê Thị C không thuộc bất kỳ trường hợp nào quy định trong Luật Đất đai được công nhận quyền sử dung đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất, gồm: trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất; trường hợp cấp đất nông, lâm, ngư nghiệp; trường hợp sử dụng đất trước ngày 15/10/1993.

Như vậy, UBND huyện Yên Bình đã xác định sai nguồn gốc sử dụng đất trên Giấy Chứng Nhận đã cấp.

Giấy Chứng Nhận số AE 168615 cấp sai mục đích sử dụng đất:

Vào thời điểm kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 168615, phần diện tích 47,4m2 đất ruộng được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Tuy vậy theo thông tin được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 168615, Thửa Đất có mục đích đất ở tại nông thôn là sai mục đích sử dụng đất.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận số AE 168615, quy trình cấp Giấy chứng nhận có nhiều dấu hiệu sai phạm, không đầy đủ:

– Hồ sơ kê khai cấp sổ có dấu hiệu giả mạo, không có chữ ký thật của bà Lê Thị C trên đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đề ngày 09/09/2004 đã có dấu hiệu giả mạo. Phần ký tên chỉ có chữ ký mà không ghi rõ họ tên. Phần chữ ký không giống như chữ ký mà bà Lê Thị C thể hiện trong các văn bản tố tụng trong tiến trình giải quyết Vụ Án. Nét chữ viết tại phần nội dung kê khai trong Đơn cũng không giống nét chữ thông thường của bà Lê Thị C.

 Việc UBND huyện Yên Bình cấp giấy chứng nhận cho người không có nhu cầu công nhận quyền sử dụng đất là một sai phạm quản lý đất đai rất nghiêm trọng.

– Hồ sơ kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 168615 thiếu các tài liệu quan trọng

Khoản 2, Khoản 3 Phần I Chương 3 Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính ban hành ngày 30/11/2001 hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định các hồ sơ, giấy tờ cần phải có trong hồ sơ kê khai cấp GCNQSDĐ như biên bản xác nhận nhận ranh giới, mốc giới thửa đất sử dụng; biên bản xét duyệt riêng; tờ trình thẩm định…

Tuy nhiên, tại hồ sơ kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng số AE 168615 không có Biên bản xác nhận nhận ranh giới, mốc giới thửa đất sử dụng. Tại hồ sơ xét duyệt của Hội đồng đăng ký không có biên bản xét duyệt riêng đối với Thửa Đất. Tại hồ sơ thẩm định không có Tờ trình thẩm định của cơ quan Địa chính cấp huyện, ngoài ra, tại phần Ý kiến của cơ quan địa chính trong Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất không có bất kỳ nội dung nào được thẩm định theo quy định.

– UBND xã Tân Phú đã xác nhận không có tranh chấp đất đai trước thời điểm kết thúc niêm yết

Theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận số AE 168615 mà UBND huyện Yên Bình cung cấp, thời điểm niêm yết công khai hồ sơ đăng ký đất đai được thể hiện từ ngày 15/9/2004 đến ngày 30/09/2004 (theo Thông báo về việc công khai hồ sơ đăng ký đất đề ngày 15/09/2004 và Biên bản về việc kết thúc công khai hồ sơ đăng ký đất đề ngày 30/09/2004). Mục đích của việc niêm yết công khai hồ sơ đăng ký đất đai là để phát hiện ra các tranh chấp đất đai mà trong quá trình xét duyệt không phát hiện ra.

Tuy vậy, theo phần nội dung xác nhận của UBND xã tại Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đề ngày 09/09/2004 lại thể hiện UBND xã Tân Phú đã xác nhận vào ngày 27/09/2004 như sau: “Về tình trạng tranh chấp, khiếu lại về đất đai: Không”. Như vậy, UBND xã Tân Phú đã xác nhận không có tranh chấp đất đai tại Thửa Đất trước ngày kết thúc niêm yết công khai hồ sơ đăng ký đất đai. Việc làm này của UBND xã Tân Phú là sai phạm thủ tục nghiêm trọng, làm mất quyền khiếu nại, yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của công dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hoàng Văn A – là người sử dụng đất hợp pháp vào thời điểm năm 2004.

Như vậy, hồ sơ kê khai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 168615 có nhiều sai phạm về mặt hồ sơ. UBND huyện Yên Bình đã ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng số AE 168615 cho bà Lê Thị C trên cơ sở hồ sơ có nhiều sai phạm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng về quản lý đất đai, khiến quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị xâm phạm.

Bản án tranh chấp đất khai hoang
Bản án tranh chấp đất khai hoang

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bản án tranh chấp đất khai hoang“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đất khai hoang là gì?

Đất khai hoang là đất đang bị để hoang hóa, đất khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp.

Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?

Trường hợp đất khai hoang có giấy tờ: Theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất khai hoang phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 hoặc theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất vì đất đang tranh chấp thì chưa thể xác định được ai có quyền sử dụng đất để cấp.
– Việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất ổn định từ trước thời điểm cơ quan nhà nước phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch.
Như vậy, đối với những trường hợp đất khai hoang, khai hóa hoặc và xây dựng nhà trên đất khai hoang mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng có các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 thì thuộc trường hợp có thể hợp thức hóa quyền sử dụng đất.
Trường hợp đất khai hoang không có giấy tờ: Đối với đất không có giấy tờ thì sẽ áp dụng quy định tại Điều 101 Luật đất đai để cấp giấy chứng nhận và được chia thành 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ trước ngày 1/7/2014 cần các điều kiện sau:
– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp.
Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 cần các điều kiện sau:
– Không vi phạm pháp luật về đất đai;
– Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Đất khai hoang bị Nhà nước thu hồi có được bồi thường không?

Đất khai hoang sẽ được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cùng các giấy tờ có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.