Bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực khi nào?

26/05/2022
Bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực khi nào?
630
Views

Bản án là sản phẩm thể hiện kết quả toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tuyên án. Để xác định bản án có hiệu lực pháp luật khi nào, trước tiên cần xác định đó là bản án thuộc lĩnh vực nào, và cấp xét xử của bản án đó là cấp nào.

Bản án hình sự sơ thẩm là gì? Bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực khi nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về hiệu lực của bản án hình sự sơ thẩm. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bản án là gì?

Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.

Bản án hình sự sơ thẩm là gì?

Bản án hình sự là văn bản tố tụng trong lĩnh vực hình sự đánh dấu sự kết thúc của quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, khẳng định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội và nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo và quyết định của Hội đồng xét xử về giải quyết vụ án. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải chỉ rõ những căn cứ xác định bị cáo không phạm tội, đồng thời quyết định việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Đặc điểm của bản án hình sự sơ thẩm:

Thứ nhất, bản án do Tòa án ban hành nên là văn bản chính thức của Nhà nước trong quan hệ với các cá nhân, cơ quan và tổ chức; Bản án là văn bản pháp lý cá biệt, do cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước.

Thứ hai, bản án của Tòa án là một trong các văn bản tố tụng của Tòa án được ban hành theo thủ tục tố tụng với hình thức và bố cục được lập theo mẫu thống nhất theo quy định của các luật tố tụng và Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong đó một mặt, vừa phải thể hiện các thông tin về Tòa án ban hành bản án, việc thụ lý và xét xử vụ án, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của những người tham gia tố tụng, ý kiến của Viện kiểm sát; mặt khác, cũng phải thể hiện quan điểm và kết luận của Tòa án về nội dung vụ án, về pháp luật áp dụng, đường lối xử lý và quyết định của Tòa án đối với các vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Nội dung bản án phải rõ ràng, chính xác đầy đủ và phù hợp với thực tế.

Thứ ba, bản án của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật thì có giá trị thi hành, theo đó quyết định được tuyên trong bản án có tính chất là mệnh lệnh của Nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải thi hành. Bản án của Tòa án phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Điều này đã được ghi nhận là một nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án của Tòa án trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực khi nào?
Bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực khi nào?

Bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực khi nào?

Thứ nhất: Theo Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. (Khoản 1, Điều 333)

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

Thứ hai: Theo Khoản 2 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Như vậy, nếu là án sơ thẩm thì bản án có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có ai kháng cáo, kháng nghị bản án đã ban hành. Đối với án phúc thẩm thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực khi nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục đăng ký kết hôn online; tạm ngừng kinh doanh; cấp bản sao trích lục kết hôn…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các tội danh không áp dụng thời hiệu thi hành bản án?

Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết.; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tội phá rối an ninh; Tội chống phá cơ sở giam giữ; Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.
Hình phạt bổ sung.
Tội làm lính đánh thuê.

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định như thế nào?

Theo như quy đinh tại Điều 56 BLHS năm 2015 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án có 03 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: “Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.”. 
Trường hợp thứ hai: “Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.” 
Trường hợp thứ ba: “Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.” 

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.