Chào Luật sư, gia đình tôi vừa nhận được bản án mà Toà án tuyên con tôi về Tội mua bán trái phép chất ma túy. Luật sư cho tôi hỏi bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án là gì? khi nó gửi đến gia đình tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Để có thể tìm hiểu về vấn đề bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có ý nghĩa gì? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi 2021
- Luật Thi hành án Hình sự 2019
- Luật Thi hành án Dân sự 2014 sửa đổi bổ sung 2018
- Nghị định 144/2020/NĐ-CP
Bản án là gì?
Bản án là gì? Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra; truy tố; xét xử; cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa; và ý kiến phân tích; đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.
Bản án đã có hiệu lực pháp luật là gì?
Bản án đã có hiệu lực pháp luật là gì? Là bản án thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bản án; quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy định.
- Bản án phúc thẩm kể từ ngày ra được tuyên án.
Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có ý nghĩa gì?
Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có ý nghĩa gì? Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là sự tuyên bố; quyết định về mức xử phạt về hành vi phạm tội của một ai đó; hoặc tuyên bố về cách giải quyết một tranh chấp dân sự nào đó.
Cho nên:
– Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan; tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan; tổ chức; cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
– Trong phạm vi nhiệm vụ; quyền hạn; nghĩa vụ của mình; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện; và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
– Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ; kết quả thi hành bản án; quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án; quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án.
– Nếu không chấp hành với sự ban hành của bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thời gian kháng cáo; kháng nghị:
– Đối với vụ án hình sự:
+ Kháng cáo: Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa; thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
+ Kháng nghị: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày; của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
– Đối với vụ án dân sự:
+ Kháng cáo: Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức; hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa; hoặc không có mặt khi tuyên án; mà có lý do chính đáng; thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết
+ Kháng nghị: Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày; của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa; thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
Nếu không thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì sẽ bị gì?
Nếu không thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì sẽ bị gì? Bản án do Toà án tuyên thể hiện quyền lực của Nhà nước về việc giải quyết một vụ việc dân sự; hoặc tuyên bố một người là có một người là có tội; cho nên rất cần sự tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm minh. Nếu không chấm nhà tuỳ vào tính chất và mức độ có thể bị xử lý về mặt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý về mặt hành chính liên quan đến không thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
– Khi các chủ thể phải thi hành án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ được nêu trong quyết định; bản án. Chủ thể có thẩm quyền nêu trên sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành đối với người phải thi hành án. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
- Buộc người phải thi hành án thực hiện; hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
– Nếu cưỡng chế vẫn không thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật; nhưng chưa cấu thành trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã; phường, thị trấn; người được đặc xá; người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã; phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành các biện pháp ngăn chặn; biện pháp cưỡng chế: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt; tạm giữ; tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh, áp giải, dẫn giải; kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; hoặc có hành vi vi phạm đến biện pháp ngăn chặn; biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp tạm giữ, tạm giam; vi phạm các quy định về việc chấp hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản, trục xuất.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt theo yêu cầu triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc bàn giao của trại giam, trại tạm giam; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án; Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Người được hưởng án treo không cam kết việc chấp hành án;
e) Người được hưởng án treo không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm; không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
g) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không cam kết việc chấp hành án;
i) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
k) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
l) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quyết định của cơ quan thi hành án hình sự;
n) Người chấp hành án phạt quản chế không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
o) Người chấp hành án phạt quản chế không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế mà không có lý do chính đáng;
p) Người chấp hành án phạt quản chế không cam kết việc chấp hành án;
q) Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
r) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
s) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không cam kết việc chấp hành án;
t) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không trình diện Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi cư trú sau khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
u) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không cam kết chấp hành nghĩa vụ;
v) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
x) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
y) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã;
b) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự sau khi hết thời hạn hoãn hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không có mặt tại nơi chấp hành án trước khi được tạm đình chỉ hoặc cơ quan thi hành án hình sự nơi cư trú sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
d) Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại có quyết định thi hành án mà không có mặt tại cơ quan thi hành án theo thời hạn quy định;
đ) Người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
e) Người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
g) Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền hoặc đi khỏi nơi quản chế quá thời hạn cho phép mà không có lý do chính đáng;
h) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không chấp hành sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
i) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã; vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
k) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
l) Người chấp hành án phạt cấm cư trú đến cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú mà không được phép hoặc quá thời hạn cho phép;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
n) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
o) Người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân có hành vi thực hiện các quyền đã bị cấm theo bản án;
p) Người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
q) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội liên quan đến việc không thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
– Tội không thi hành án:
- Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
d) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Tội không chấp hành án:
- Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Tội cản trở việc thi hành án:
- Người nào lợi dụng chức vụ; quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
b) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án; người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;
c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất khai hoang mới năm 2022
- Những giấy tờ cần mang theo khi đi ô tô năm 2022
- Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?
- Cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hồ sơ đất đai; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
háp luật hình sự ban hành quy định về Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án; theo quy định tại điều 56 như sau:
– Trường hợp một người đang thực hiện chấp hành một bản án; mà lại bị tiến hành xét xử về tội đã phạm phải trước khi bản án được tuyên; thì Tòa án sẽ quyết định hình phạt đối với tội đang trong quá trình xét xử; sau đó quyết định hình phạt chung dựa theo quy đinh tại Điều 55 của Bộ luật hình sự.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước sẽ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
– Khi tiến hành xét xử một người đang trong thời gian chấp hành một bản án; mà lại có hành vi thực hiện phạm tội mới; thì Tòa án sẽ quyết định hình phạt đối với tội mới; sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bán án trước đó; rồi mới quyết định hình phạt chung dựa theo quy định cụ thể tại Điều 55 của Bộ luật hình sự.
– Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực của pháp luật; mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp; thì phía Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án dựa theo quy định như 2 trường hợp trên.
Trường hợp được sửa bản án sơ thẩm được quy định cụ thể, chi tiết tại điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, như sau:
Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự; hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của BLHS về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều; khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp có căn cứ, HĐXXPT có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
Bước 1: Xem xét thời hạn kháng cáo
Khi tiến hành việc kháng cáo bản án dân sự, thì việc xem xét các quy định về thời hạn kháng cáo; là một trong những điều kiện tiên quyết để đương sự có thể thực hiện quyền kháng cáo của mình. Theo đó, tại điều 273 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày; kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa; hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết
Đối với trường hợp, thực hiện kháng cáo đối với quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ bản án sợ thẩm thì thời gian kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày, đương sự nhận được quyết định hoặc niêm yết theo quy định.
Bước 2: Hồ sơ thực hiện thủ tục kháng cáo bản án, quyết định dân sự
Sau khi xem xét thời hạn kháng cáo, nếu đáp ứng các điều kiện về thời hạn kháng cáo, người kháng cáo chuẩn bị các giấy tờ tài liệu như sau:
Đơn kháng cáo
Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trong đó, theo quy định tại điều 272 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì, nội dung đơn kháng cáo bao gồm các nội dung như sau:
Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Bước 3: Nộp đơn kháng cáo
Tại khoản 6 điều 272 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; sau khi chuẩn bị các giấy tờ kháng cáo theo quy định, thì người kháng cáo tiến hành nộp đơn kháng cáo tại, tòa án sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.