Bài tập của sinh viên mỹ thuật có được coi là tác phẩm không?

06/12/2021
Bài tập của sinh viên mỹ thuật có được coi là tác phẩm không?
618
Views

Gần đây, có một số ồn ào xoay quanh việc các tác phẩm hội họa của sinh viên trôi nổi trên thị trường. Cụ thể, một họa sĩ đã bắt gặp bức tranh từng là bài thi của mình ở trường Đại học Mỹ thuật. Đáng nói tới đây không phải là những trường hợp hiếm gặp. Vô số các họa sĩ sau này cũng tỏ ra bức xúc khi tác phẩm của mình bị trôi nổi trên thị trường. Thậm chí còn được sang tay với một mức giá nào đó.

Về phía trường Đại học Mỹ thuật cũng có quan điểm của mình. Họ cho rằng, những bài thi của sinh viên thì chưa được coi là một tác phẩm. Sinh viên chưa được coi là chủ sở hữu của tác phẩm đó. Hằng năm, trường thu giữ rất nhiều bài thi của sinh viên. Do đó có thể có sự sơ suất trong khâu quản lý và lưu trữ. Không đồng nghĩa với việc trường đã bán bài thi của sinh viên ra ngoài. 

Một số họa sĩ đã bày tỏ quan điểm trái chiều. Bởi họ cho rằng bài thi hội họa cũng là tác phẩm. Nhiều người so sánh với những cơ sở giáo dục của nước ngoài. Bởi họ không bao giờ giữ bài thi của sinh viên. Hầu hết các bài thi đều được chấm điểm và trả về cho người vẽ. Có thể nói đây là một vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. 

Vậy Bài tập của sinh viên mỹ thuật có được coi là tác phẩm không?

Hãy cùng Luật sư X đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!

Cơ sở pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009

Nội dung tư vấn

Bài tập của sinh viên mỹ thuật có được coi là tác phẩm không?

Tác phẩm là gì?

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Do đó, không cần biết là hay hay dở. Tất cả những sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực nêu trên đều được tính là tác phẩm. Dù được thể hiện bằng hình thức nào, đó vẫn là trí tuệ của tác giả. Thậm chí chỉ một câu chuyện kể được sáng tạo qua lời nói của người kể thì cũng là tác phẩm. Vậy nên không có lý do gì để trường Đại học Mỹ thuật phủ nhận quyền tác giả đối với tác phẩm của sinh viên. 

Tác giả là gì và quyền tác giả

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm bằng thời gian, công sức, cơ sở vật chất của mình. 

Chắc chắn trong trường hợp này, tác giả phải là người trực tiếp vẽ ra bức tranh đó. Mà theo định nghĩa bên trên, bức tranh – bài thi chính là tác phẩm. 

Tuy nhiên, khái niệm “chủ sở hữu” và “tác giả” là khác nhau. Có thể chủ sở hữu không nhất thiết phải là tác giả. Tuy nhiên, họ vẫn có những quyền sử dụng, định đoạt, chiếm hữu theo quy định của pháp luật. 

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. 

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm  phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.

Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thoả thuận với những người quy định tại khoản 1 Điều này.

Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

a) Truyện, thơ, câu đố;

b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

d) Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này do Chính phủ quy định cụ thể.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: 

Bài tập của sinh viên mỹ thuật có được coi là tác phẩm không?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Quyền liên quan đến tác giả là gì?

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận