Bác sĩ nhận phong bì có bị coi là tội nhận hối lộ hay không?

09/10/2021
Bác sĩ nhận phong bì có bị coi là tội nhận hối lộ hay không?
1403
Views

“Văn hóa phong bì” ở bệnh viện từ lâu đã trở thành một vấn nạn phổ biến của ngành y. Nhiều người tới bệnh viện khám, chữa bệnh phải chuẩn bị sẵn phong bì để lót tay cho bác sĩ. Bệnh nhân “cảm ơn” thì bác sĩ “nhận”. Cá biệt có trường hợp bệnh nhân chưa kịp “có ý kiến”, bác sĩ đã gợi ý trước “tiền uống nước”. Vậy Bác sĩ nhận phong bì có bị coi là tội nhận hối lộ hay không? Hành vi này có thể bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009

Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế

Bác sĩ nhận phong bì có bị coi là tội nhận hối lộ hay không?

Xét ở góc độ nghề nghiệp, bác sĩ, y tá, nhân viên y tế nhận tiền từ người bệnh đã vi phạm quy chế của ngành; vi phạm đạo đức nghề nghiệp… Trong khi đó, ở góc độ pháp lý, hành vi đưa và nhận phong bì; trong hoạt động khám, chữa bệnh là hành vi bị nghiêm cấm.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 14 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; thì hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh là hành vi bị cấm.

Theo đó, mức xử phạt cho hành vi này được quy định Nghị định 117/2020/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như sau:

“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”

Ngoài hình thức phạt tiền, cán bộ y tế nhận hối lộ sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

Tội nhận hối lộ bị xử lý thế nào?

Trong trường hợp khác; người nhận hối lộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Điều luật này quy định, phạt tù từ 02 – 07 năm đối với người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 triệu đồng – dưới 100 triệu đồng; hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm… Đây là mức phạt thấp nhất được quy định tại điều này.

Ngoài bị phạt tù, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm, bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, căn cứ theo những quy định nêu trên, việc nhận tiền hối lộ của các cán bộ y tế; còn phụ thuộc vào số tiền để xem xét xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Tuy nhiên, cũng rất khó để xác định được hành vi hối lộ. Bởi, để quy kết tội nhận hối lộ thì cần phải xác định được động cơ, biểu hiện, hoàn cảnh;… và số tiền trong phong bì mà cán bộ y tế nhận là bao nhiêu thì mới xác định được tội danh. Do vậy, để không còn tình trạng tiêu cực trên, quan trọng nhất vẫn là ý thức, trách nhiệm; tình yêu thương của y bác sĩ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng nên từ bỏ suy nghĩ; và thói quen đưa, biếu phong bì.

Lợi dụng vị trí công tác, “ngâm” hồ sơ để vụ lợi bị xử lý thế nào?

Phí “bôi trơn” không còn là điều gì quá xa lạ ở Việt Nam; có những cán bộ công chức sẵn sàng ngâm hồ sơ để ngầm đòi loại phí này; nếu công dân không chủ động đưa thì gây khó dễ, thậm chí không làm kết quả là ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.

Chúng ta có thể chia các trường hợp:

– Hành vi “ngâm” hồ sơ không dẫn đến hệ quả người dân đưa tiền – cán bộ, công chức nhận tiền thì:

+ Nếu số tiền đưa – nhận dưới 2 triệu đồng chưa từng bị xử lý lý kỷ luật; thì bị xử lý kỷ luật về hành vi “Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi” theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020.

+ Nếu số tiền đưa – nhận từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng; nhưng đã bị xử lý kỷ luật mà vẫn vi phạm thì có thể bị khởi tố tội nhận hối lộ.

Tội nhận hối lộ – Bộ Luật hình sự 2015

Điều 354. Tội nhận hối lộ – Bộ Luật hình sự 2015

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích; hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ; thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

– Nếu hành vi “ngâm” hồ sơ không dẫn đến hệ quả người dân đưa tiền – cán bộ, công chức nhận tiền; nhưng gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của người dân vì không thực hiện được đúng hạn thủ tục hành chính; thì có thể xem xét dưới góc độ hình sự về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về hành vi “Bác sĩ nhận phong bì có bị coi là tội nhận hối lộ hay không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

 Công chức tham nhũng bị xử lý thế nào?

Bên cạnh kỷ luật, nếu hành vi tham nhũng vi phạm một trong các Tội nêu tại Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự sẽ phải nhận hình phạt cao nhất là tử hình:
– Tội tham ô tài sản
– Tội nhận hối lộ
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
– Tội giả mạo trong công tác

Trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ?

“7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”
Tức là nếu việc đưa hối lộ mà người đưa hối lộ chủ động khai báo cho cơ quan chức năng; thì có thể được cơ quan tố tụng xem xét để miễn trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận