Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc án phí hình sự sơ thẩm là bao nhiêu?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Không chỉ có các vụ án tranh chấp dân sự mới phải đóng tiền án phí, mà ngay cả các vụ án hình sự, người dân cũng phải đóng án phí hình sự. Vậy câu hỏi đặt ra là án phí hình sự là gì? Các loại án phí trong một vụ án hình sự tại Việt Nam? Án phí hình sự sơ thẩm là bao nhiêu?
Để giải đáp cho câu hỏi về việc án phí hình sự sơ thẩm là bao nhiêu?. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
Quy định về chi phí tố tụng hình sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về chi phí tố tụng như sau:
– Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.
– Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.
– Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.
– Chi phí tố tụng gồm:
- Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;
- Chi phí giám định, định giá tài sản;
- Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng hình sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí như sau:
– Chi phí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.
– Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng được ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.
– Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này thì bị hại phải trả án phí.
– Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.
Quy định án phí hình sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí hình sự tại Việt Nam như sau:
– Án phí bao gồm:
- Án phí hình sự;
- Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
- Án phí hành chính.
– Các loại án phí quy định tại khoản 1 Điều 3 gồm có án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
Các loại án phí trong một vụ án hình sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 21 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về các loại án phí trong vụ án hình sự như sau:
– Án phí hình sự sơ thẩm.
– Án phí hình sự phúc thẩm.
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án giải quyết cả phần dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
– Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần dân sự trong vụ án hình sự.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 22 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự như sau:
– Bị cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
– Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
– Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự kháng cáo về phân dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 28 của Nghị quyết này, thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hình sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hình sự như sau:
– Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự:
- Người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm;
- Bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà sau đó Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ do người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14;
- Trường hợp bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng thực tế chứng minh tài sản bị cáo xâm phạm có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn giá trị tài sản khai báo thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được bị xâm phạm;
- Bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật không yêu cầu một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể thì không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;
- Bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp với pháp luật thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nêu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Trường hợp họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì họ phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;
- Trước khi mở phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị Tòa án ghi nhận việc bồi thường thiệt hại thì họ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tại phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp Tòa án đưa ra xét xử vụ án đó;
- Trường hợp bị cáo tự nguyện nộp tiền bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa thì không phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền đã tự nguyện nộp.
– Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự:
- Trường hợp cả bị cáo và người đại diện của bị cáo đều có kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì chỉ bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;
- Trường hợp chỉ bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;
- Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm thì người nào kháng cáo về phần nào phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ;
- Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án quyết định sửa quyết định về hình sự hoặc sửa quyết định về dân sự hoặc sửa cả quyết định về hình sự và quyết định về dân sự thì không có người kháng cáo nào phải chịu án phí phúc thẩm;
- Bị hại kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội;
- Người kháng cáo phần quyết định về dân sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14;
- Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án thì người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;
- Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;
- Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.
Án phí hình sự sơ thẩm là bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức tiền đóng án phí hình sự như sau:
DANH MỤC
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)
Stt | Tên án phí | Mức thu |
I | Án phí hình sự | |
1 | Án phí hình sự sơ thẩm | 200.000 đồng |
2 | Án phí hình sự phúc thẩm | 200.000 đồng |
Như vậy án phí hình sự sơ thẩm và phúc thẩm mỗi bên sẽ là 200.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Án phí hình sự sơ thẩm là bao nhiêu?″. Nếu quý khách có nhu cầu muốn biết về các vấn đề như thỏa thuận bồi thường thu hồi đất; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm.
– Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự gồm có tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tạm ứng lệ phí phúc thẩm đối với trường hợp được kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
– Mức án phí, lệ phí Tòa án được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.
– Đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định tại mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:
– Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
– Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
– Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
– Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
– Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.