Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng phòng công chứng?

28/09/2022
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng phòng công chứng?
546
Views

Xin chào Luật sư 247. Hiện em đang là sinh viên năm ba ngành Luật, em có mong muốn sẽ trở thành công chứng viên. Em có thắc mắc rằng để được bổ nhiệm làm công chứng viên có cần phải trải qua đào tạo hành nghề công chứng không? Có được bổ nhiệm làm công chứng viên đối với người đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Và ai có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng phòng công chứng? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Công chứng 2014;

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Như vậy, người đáp ứng đủ tiêu chuẩn có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. 

Bên cạnh đó, Điều 10 Luật Công chứng 2014, có quy định:

Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng

1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng phòng công chứng?
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng phòng công chứng?

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

Như vậy, theo quy định trên thì những cá nhân nêu trên được bổ nhiệm công chứng mà không cần phải tham gia đào tạo nghề công chứng. Nhưng để được bổ nhiệm thì phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian đào tạo là 3 tháng.

Có được bổ nhiệm làm công chứng viên đối với người đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Công chứng 2014 về những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên, cụ thể như sau:

Điều 13. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

– Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý; đã bị kết án về tội phạm do cố ý; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì mới không được bổ nhiệm công chứng viên. Còn nếu một người mà đã được xóa án tích về tội do vô ý và thỏa mãn các điều kiện, tiêu chuẩn thì vẫn được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng phòng công chứng?

Căn cứ Khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định về phòng công chứng như sau:

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Như vậy, theo quy định trên thì đối với Trưởng phòng công chứng phải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.

Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên

Thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Luật Công chứng 2014 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên như sau: 

– Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

– Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

– Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

– Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

Bước 2: Sở Tư pháp giải quyết hồ sơ hoặc trả kết quả 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Công chứng 2014, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm;

Trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Bộ trưởng xem xét, quyết định bổ nhiệm

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên; trường hợp từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ai có thẩm quyền bổ nhiệm trưởng phòng công chứng?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty hay thủ tục giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định trưởng văn phòng công chứng phải hành nghề bao nhiêu năm?

Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định về văn phòng công chứng như sau:
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Pháp luật quy định về văn phòng công chứng như thế nào?

Văn phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng, văn phòng công chứng được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong Luật Công chứng cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức công ty hợp danh khác.

Chức năng của văn phòng công chứng là gì?

Các chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
– Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
– Bên cạnh đó, văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.