Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là tôi thắc mắc về chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân hiện nay như thế nào? Trong trường hợp người ngoài xã không có hộ khẩu thường trú nơi có đất được giao đất rừng phòng hộ hay được giao đất rừng sản xuất hay không? Người xã này đang trực tiếp thực hiện sản xuất nông nghiệp có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa của xã khác hay không? Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về đất rừng như thế nào?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, hiện nay có 3 loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng.
Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.
Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân như thế nào?
Đối với đất rừng sản xuất:
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ thì căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân loại theo các đối tượng sau:
– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.
– Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác.
Theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai 2013 về đất rừng sản xuất:
- Đối với rừng tự nhiên, Luật đất đai năm 2013 quy định:
Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Cụ thể:
Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và cộng đồng dân cư đã được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất theo quy định
- Đối với rừng trồng, theo quy định tại điều 136 Luật Đất đai năm 2013:
“Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.”
Ngoài ra, Luật còn quy định:
“Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.”
Như vậy, về nguyên tắc, đất rừng sản xuất tự nhiên được giao cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cá nhân chỉ được giao đất trong trường hợp chưa có tổ chức quản lý rừng, và cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng; hoặc thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 7 năm 2004. Đối với đất trồng rừng, cũng không có quy định buộc người có hộ khẩu thường trú tại xã (người ngoài xã) nơi có đất mới được giao đất rừng sản xuất.
Đối với đất rừng phòng hộ:
Điều 136 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.’
Theo quy định trên đối với đất rừng phòng hộ, sẽ được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại nơi có rừng phòng hộ để quản lý sử dụng.
Như vậy, cũng không có quy định buộc người có hộ khẩu thường trú tại xã (người ngoài xã) nơi có đất mới được giao đất rừng phòng hộ.
Hiện nay không có quy định hạn chế về việc chỉ giao đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương do đó. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện chính sách kinh tế, xã hội tại từng địa phương, có thể có những quy định cá biệt yêu cầu cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Thứ hai, cá nhân có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của người ở xã khác hay không?
Căn cứ Điều 190 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp như sau:
”Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.”
Như vậy, nếu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác.
Nếu không thuộc một trong các trường hợp trên thì được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa của xã khác.
Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng
Những năm gần đây, thực hiện chính sách của Nhà nước về quản lý rừng, một số địa phương đã triển khai chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng ổn định, lâu dài. Nhiều mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã cho thấy những hiệu quả tích cực và phần nào khẳng định việc giao đất, giao rừng là hoàn toàn phù hợp với tập quán của bà con các dân tộc.
Là một xã miền núi vùng sâu, vùng xa của huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2005 trở về trước, Bắc Lãng thuộc một trong những xã nghèo nhất của cả nước với tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 80%; ngoài ra, vấn đề về quản lý, sử dụng rừng và đất rừng nơi đây còn nhiều hạn chế. Mặc dù một số hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất, giao rừng theo Nghị định số 2/CP ngày 15-1-1994 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp nhưng việc phân chia diện tích rừng là không đồng đều, có hộ được giao hàng trăm hec-ta đất, có hộ chỉ được vài hec-ta, thậm chí có gia đình còn không có đất canh tác. Tình trạng đó đã dẫn đến việc mâu thuẫn và kéo theo nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ rừng, cái đói nghèo cũng từ đó luôn đeo đẳng cuộc sống của bà con nơi đây khiến nhiều gia đình phải di cư tự do đến nơi khác để kiếm sống. Thực trạng đó đòi hỏi một sự thay đổi trong quản lý quy hoạch và điều chỉnh đất rừng từ cấp chính quyền cho đến từng hộ dân tại xã Bắc Lãng.
Để công tác giao đất, giao rừng được thuận lợi và có sự công bằng thì phải từng bước tháo gỡ những mâu thuẫn giữa các hộ nhiều đất, ít đất hoặc không có đất.
Trong quá trình giao đất, giao rừng, người dân còn được tập huấn và hiểu rõ quyền cũng như nghĩa vụ của họ trong quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, rừng của cộng đồng thì quản lý để bảo vệ nguồn nước và phát triển trồng cây lâm nghiệp bản địa. Rừng của gia đình để trồng cây keo phát triển kinh tế gia đình. Cứ thế, rừng ở xã Bắc Lãng dần được hồi sinh, đời sống người dân ổn định và kinh tế ngày một khá hơn. Ông Vũ Đăng Hệ, nguyên Phó chủ tịch HĐND xã Bắc Lãng cho biết: “Công tác giao đất, giao rừng ở Bắc Lãng đạt được hiệu quả cao là nhờ công tác tuyên truyền tốt và có sự công bằng cao. Khi người dân được tuyên truyền, họ thấu hiểu thì họ sẵn sàng chia đất của mình cho người khác để cùng nhau sử dụng”.
Sau hơn 15 năm thực hiện giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kinh tế của người dân ở xã Bắc Lãng đã chuyển hướng nhanh chóng với trọng tâm là kinh tế lâm nghiệp. Người dân yên tâm đầu tư trồng rừng trên diện tích đất được giao, đồng thời có biện pháp bảo vệ, tái sinh tự nhiên đối với các khu rừng, nhờ đó, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Luật đất thổ cư mới nhất
- Đất ở nông thôn lên đất thổ cư
- Bảng giá chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tìm hiểu quy định về giá đất bồi thường khi thu hồi đất hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
– Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
– Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
– Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Căn cứ Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
“3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.”
Hiện nay, không có quy định nào cấm mua, bán đất trồng rừng sản xuất. Vì vậy đất trồng rừng sản xuất có thể chuyển nhượng được. Chuyển nhượng đất rừng sản xuất giữa người bán và người mua (hoặc trong trường hợp cho, tặng, thừa kế,…) chỉ được phép thực hiện khí đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất