Đâu là nguyên nhân dẫn tình trạng ly hôn hiện nay?

24/09/2021
nguyên nhân dẫn tình trạng ly hôn
941
Views

Đăng ký kết hôn với mong muốn xây dựng một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc; là có một gia đình yêu thương nhau. Nhưng mấy ai suy nghĩ làm thế nào để có thể duy trì cuộc sống hạnh phúc đó. Để có được hôn nhân bền vững mỗi chúng ta phải nổ lực rất nhiều, phải có sự đồng cảm và chia sẻ. Nhưng thực tế vẫn có rất cuộc hôn nhân không thể tiếp tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn hiện nay? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn hiện nay

Ly hôn khi cuộc sống hôn nhân không thể duy trì; hai người thể tìm được tiếng nói chung; mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ly hôn hiện nay? Các yếu tố tiếp dẫn đến tình trạng ly hôn là ngoại tình (25,9%); nguyên nhân kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%); lý do sức khỏe (2,2%) và do xa nhau lâu ngày (1,3%).

Vợ – chồng không tôn trọng lẫn nhau:

Con đường dẫn đến hôn nhân là tình yêu; nhưng chìa khóa khiến mối quan hệ kéo dài lại là sự tôn trọng. Không một tình yêu nào có thể tồn tại nếu một trong 2 người không có sự tôn trọng lẫn nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn đối với đa số gia đình thời nay.

Biểu hiện cụ thể của việc vợ chồng không tôn trọng nhau chính là việc dùng những lời lẽ xúc phạm danh dự và thái độ coi thường đối phương hoặc thậm chí là xúc phạm gia đình, bạn bè đối phương.

Việc xúc phạm có là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua lời nói với người khác hoặc đăng trên các trang mạng xã hội.

Do đó; đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy cuộc hôn nhân rơi vào trường hợp không thể cứu vãn được.

Ngoại tình:

Ngoại tình chính là một bước ngoặt lớn khiến mối quan hệ trở nên xấu đi. Phần lớn; những cuộc ngoại tình bị phát giác đều có kết cục là ly hôn. Bởi lẽ; khi bắt đầu cuộc sống vợ chồng, sự thủy chung chính là một yếu tố được coi trọng hàng đầu. Khi 1 trong 2 người ngoại tình; tức là sự chung thủy đã mất; sự tin tưởng dành cho nhau đã không còn. Và, ly hôn sẽ là lựa chọn mà nhiều người hướng đến.

Không giống như những nguyên nhân khác; rất ít người chọn sự tha thứ khi đối phương ngoại tình. Trong trường hợp họ chọn sự tha thứ, thì đó vẫn là vết thương lòng vĩnh viễn của người bị phản bội. Và cuộc sống hôn nhân sau này khó có thể đầm ấm, hạnh phúc được như trước kia.

Bên cạnh đó; những người đã từng ngoại tình thường có xu hướng “ngựa quen đường cũ”; và những người bị phản bội hay có tâm lý đề phòng, không tin tưởng đối phương. Chính vì thế, không sớm thì muộn, kết cục cuối cùng vẫn sẽ là ly hôn.

Bạo lực gia đình:

Nguyên nhân dẫn đến ly hôn này thường xuất phát từ những người chồng vũ phu, gia trưởng và những người vợ ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Hành vi bạo lực gia đình thường có 2 dạng. Đó là: bạo lực về tinh thần và bạo lực về thể xác.
Thường thì, người bị bạo lực sẽ âm thầm chịu đựng, không dám lên tiếng để bảo vệ mái ấm gia đình.

Tuy nhiên; trong xã hội hiện đại ngày nay không phải ai người ta cũng chọn cách im lặng mà họ sẵn sàng đứng lên để phản đối cũng như giải thoát cho bản thân.

Thông thường, bạo lực gia đình xảy ra thường do người chồng luôn cho mình là phái mạnh; có địa vị trong gia đình,… mà áp bức vợ con những đối tượng dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp; người chồng là nạn nhân của các hành vi bạo lực do luôn phải chịu những lời sỉ nhục, trách mắc của vợ.

Song, đến một lúc nào đó “tức nước vỡ bờ”, ly hôn sẽ là một lối thoát được các nạn nhân tìm đến nhiều nhất.

“Chiến tranh lạnh” kéo dài:

Khác với bạo lực gia đình, “chiến tranh lạnh” lại là một con dao 2 lưỡi đẩy mối quan hệ xuống vực thẳm.

Nếu xét về mặt tích cực; đây là một hình thức để hai người giữ lửa tình yêu khi gặp xung đột, nó sẽ giúp cả hai có không gian để suy nghĩ về những sai lầm của mình.

Nhưng, nếu một trong 2 người không chịu nhận “thua” để chủ động trong việc hòa giải thì mọi chuyện lại chuyển biến theo một chiều hướng rất khác. Việc “chiến tranh lạnh” kéo dài sẽ khiến đôi bên xa cách, tình cảm phai nhạt. Rồi đến một lúc nào đó; khi 2 người không còn mặn mà với nhau, ly hôn sẽ là một kết cục tất yếu.

Chuyện “chăn gối” gặp trắc trở:

Để công bằng mà nói; thì đây chính là một nguyên nhân ly hôn đã ngầm phá hoại hạnh phúc gia đình. Trên thực tế, không có một hạnh phúc đôi lứa nào mà lại không có tình dục.

Song, đây lại là một vấn đề khá tế nhị và rất khó để có thể nói ra. Bởi thế, cho dù chuyện “chăn gối” có gặp trắc trở như thế nào thì vẫn rất ít người dám thổ lộ với người bạn đời của mình.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng về lâu dài, nó sẽ khiến nhiều người không còn cảm giác hứng thú với người bạn đời của mình.

Tuy nhiên; chính việc ít khi chia sẻ về sở thích chăn gối với người bạn đời của mình điều này lại có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến ly hôn.

Bởi, khi không chia sẻ; chúng ta không thể biết được suy nghĩ và mong muốn của đối phương như thế nào, từ đó các cặp vợ chồng có thể cảm thấy không thoải mái về nhau và dần dần không thoải mái về mối quan hệ của họ.

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc yêu cầu sự hòa hợp không chỉ về mặt tinh thần mà còn cả về mặt thể xác.

Khi một trong hai bên hoặc cả hai bên không được đáp ứng nhu cầu tự nhiên thì hôn nhân dễ có nguy cơ tan vỡ.

Vấn đề tài chính:

Ở một bối cảnh khác, việc điều kiện tài chính thiếu thốn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn và đẩy mối quan hệ xuống bờ vực thẳm.

Trong thời đại ngày nay, hiếm còn có chuyện “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” nữa. Khi bị cái nghèo đưa đẩy, đồng tiền cám dỗ, cuộc hôn nhân sẽ sớm phải nói lời chấm hết. Và đây cũng là nguyên nhân khiến việc ngoại tình diễn ra ở nhiều cặp đôi.

Khi mà trước đây vấn đề này ta chỉ dành chăm lo cho riêng bản thân thì sau khi kết hôn nó được san xẻ ra lo cho con cái, gia đình, họ hàng nội ngoại.

Càng tệ hơn khi vợ chồng lại không có sự san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để tìm ra hướng giải quyết phù hợp thì rất dễ tạo ra sự bất hòa, mâu thuẫn giữa các bên và từ đó trở thành lý do ly hôn.

Ngoài ra, áp lực từ phía những người trong gia đình cũng là một điều đáng lo ngại.

Việc mẹ chồng quá khắt khe, giáo điều, ép con dâu phải làm theo ý mình,… không còn phải vấn đề quá xa lạ.

Khi đó nếu bản thân người vợ không khéo léo cũng như người chồng không thể dung hòa mối quan hệ này thì mâu thuẫn sẽ ngày một trầm trọng.

Do đó, một khi những áp lực trở nên vượt quá sức chịu đựng thì chuyện lý tán trở thành điều không thể tránh khỏi.

Không có sự tin tưởng – Kiểm soát nhau quá mức:

Biểu hiện của nguyên nhân này chính là sự ghen tuông; ràng buộc đối phương quá mức. Trong hôn nhân; sự ghen tuông thể hiện tình yêu mà mỗi người dành cho người bạn đời của mình.

Nó được ví như một thứ gia vị khiến đời sống vợ chồng của bạn thú vị hơn. Song, nếu thứ gia vị ấy bị “nêm nếm” quá đà; thì nó lại trở thành một liều thuốc độc giết chết mối quan hệ cả hai.

Tình yêu vốn rất đề cao sự tin tưởng lẫn nhau. Nhưng một khi ghen tuông thái quá, kiểm soát quá đà, thì đồng nghĩa với việc niềm tin dành cho nhau đã mất. Khi đó; cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên vô cùng ngột ngạt. Và tan vỡ chỉ là vấn đề thời gian.

Kết hôn khi còn trẻ:

Ở độ tuổi còn trẻ; nhiều người chưa có đủ khả năng nhận thức cũng như tài chính để bắt đầu cho cuộc hôn nhân.

Mục đích của việc xác định độ tuổi đăng ký kết hôn là để đảm bảo cho cả hai bên nam, nữ có đầy đủ sức khỏe; và những hiểu biết về tâm sinh lý cũng như mọi vấn đề xoay quanh đời sống hôn nhân trước khi kết hôn.

Bởi các bạn trẻ chưa từng trải nói chung thường không thể có được những suy nghĩ chín chắn để quyết định xem liệu đối phương có phải là người thích hợp cùng mình chung sống cả đời hay không.

Thông thường khi yêu; con người ta thường nhìn mọi thứ xung quanh đều vô cùng hoàn hảo cho đến khi kết hôn rất nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ cảm thấy bị sốc vì đời sống hôn nhân không như mình nghĩ.

Hệ quả; họ nhanh chóng nhận ra hôn nhân không phải là một việc dễ dàng và đi đến quyết định ly hôn.

Những biện pháp để duy trì một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc

Lên kế hoạch cho tương lai

Khi hai người cùng hướng về một mục tiêu chung; những giá trị chung sẽ được củng cố, cuộc sống hàng ngày sẽ có nhiều ý nghĩa hơn và các bạn cũng có nhiều niềm tin với nhau hơn.

Ngay cả việc lựa chọn một mục tiêu chung cũng mang lại nhiều lợi ích; vì khi đó vợ chồng buộc phải chia sẻ nhiều hơn, sẽ hiểu rõ mình là ai và muốn những gì.

Luôn duy trì tình cảm và những cử chỉ lãng mạn

Nhiều đôi vợ chồng sau khi kết hôn mải lo toan cuộc sống hàng ngày mà vô tình quên đi mất những cử chỉ quan tâm, yêu thương đến đối phương. Vì vậy dễ khiến đời sống hôn nhân trở nên nhàm chán.

Do đó; dù đã chung sống với nhau lâu; cũng nên để thời gian riêng cho hai người; điều này vừa giúp vợ chồng có thời gian cho nhau, cũng là để duy trì tình cảm tốt nhất.

Tôn trọng lẫn nhau

Để làm được điều này, các cặp vợ chồng hạnh phúc phải tôn trọng bản thân mình trước. Điều này giúp duy trì cá tính khi có những bất đồng xảy ra trong cuộc sống gia đình.

Tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp vợ chồng biết quan tâm; lắng nghe và chia sẻ với nhau những chuyệ khúc mắc trong lòng, tạo sự gắn kết nhiều hơn.

Duy trì thói quen tình dục lành mạnh, hợp lý

Duy trì thói quen tình dục lành mạnh, hợp lý cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giữ gìn hòa khí; tình yêu thương và tình cảm vợ chồng.

Bởi, trên thực tế đã chứng minh; rất nhiều cặp vợ chồng mặc dù hòa hợp về mặt tình cảm; tuy nhiên vấn đề chăn gối lại không được một trong hai bên chú trọng.

Điều đó đã khiến cho tình cảm vợ chồng trở nên nguội lạnh; vợ hoặc chồng tìm đến người khác để được đáp ứng nhiều hơn rồi từ đó trở thành lý do đổ vỡ.

Do đó, mặc dù đã kết hôn; các cặp vợ chồng vẫn nên thường xuyên có những liên kết về mặt thể xác; chia sẻ về ham muốn của bản thân cũng như giúp cho người bạn đời của mình được thỏa mãn.

Như vậy; cũng là cách khiến cho đời sống hôn nhân của vợ chồng được hạnh phúc hơn.

Không nên nhắc lại quá khứ của nhau

Trước kết hôn với nhau; ai mà chẳng có tình sử của riêng mình. Đối với người này cuộc tình cũ có thể chỉ là thoáng qua, nhạt nhòa; nhưng với người kia có thể đã mặn nồng, thắm thiết. Nhưng bây giờ một khi đã quyết tâm đến với nhau trọn đời thì buộc phải quên đi quá khứ của nhau.

Trên thực tế đã có nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ chỉ vì một trong hai người cố tình bới móc chuyện quá khứ của người kia như để thách thức lòng chung thủy của bạn mình. Đó là một sai lầm lớn.

Luôn lắng nghe, thấu hiểu nhau

Đây sẽ là phương châm giúp cuộc sống vợ chồng luôn hòa hợp, đồng cảm với nhau trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Hãy luôn cởi mở, chia sẻ, tâm sự với nhau về những suy nghĩ, mong muốn về tương lai, về cuộc sống; về gia đình…. Để hai người có thể hiểu nhau, yêu thương và gắn bó nhiều hơn.

Việc vợ chồng thường xuyên tâm sự với nhau cũng là cách giúp cho vợ chồng tìm được biện pháp giải quyết mâu thuẫn một cách khéo léo; dung hòa được suy nghĩ của cả hai bên.

Từ đó giúp cho đời sống hôn nhân của vợ chồng thêm gắn bó, yêu thương bền lâu hơn.

Học cách giải quyết xung đột

Cuộc sống vợ chồng không thể tránh khỏi những tranh cãi. Đây là những khoảng thời gian khiến mỗi chúng ta cảm thấy bị tổn thương. Dù vậy cách tốt nhất để giải quyết xung đột là bình tĩnh nói chuyện để tìm ra liệu pháp tốt nhất cho sự bất hòa này.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Đâu là nguyên nhân dẫn tình trạng ly hôn hiện nay?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn; tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014; những người có quyền yêu cầu ly hôn bao gồm
– Vợ, chồng; hoặc cả hai người.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần; hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏ;, tinh thần của họ.
– Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ; pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn là trường hợp chồng cùng yêu cầu ly hôn; nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc các vấn đề hợp pháp; thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được; hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận