Mẫu đơn xin xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo mới năm 2023

31/03/2023
Mẫu đơn xin xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo mới năm 2023
520
Views

Hiện nay nguy cơ về bệnh tật và tử vong ở nước ta có xu hướng gia tăng bởi việc tồn tại những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức hay chế độ dinh dưỡng thiếu phù hợp, ít vận động thể lực… đây là những mối đe doạ hàng đầu đến sức khoẻ của con người. Việc này cũng là nguyên nhân gia tăng số lượng người mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều thắc mắc đặt ra rằng khi mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được nhà nước hỗ trợ như thế nào? Chế độ bảo hiểm y tế đối với người dân khi mắc bệnh hiểm nghèo ra sao? Và khi muốn xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo thì soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo như thế nào? Tất cả các vấn đề này sẽ được tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014

Người mắc bệnh hiểm nghèo là gì?

Tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 76/2003/NĐ-CP định nghĩa:

Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Tại Điểm đ Khoản 2 Phần II Hướng dẫn 211/HĐTVĐX ngày 4/6/2010 của Hội đồng tư vấn đặc xá có ghi:

Người mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc một trong các bệnh sau: ung thư, bại liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng; suy tim độ III hoặc suy thận độ IV trở lên; nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có những nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu.

Tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân do Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Tòa án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành có quy định về người mắc bệnh hiểm nghèo như sau:

Mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong các bệnh như: Ưng thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.

Mẫu đơn xin xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo mới năm 2023
Mẫu đơn xin xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo mới năm 2023

Chế độ bảo hiểm y tế đối với người mắc bệnh hiểm nghèo như thế nào?

Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế quy định: Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:

– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; Người có công với cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi;

– 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

– 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

– 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Bên cạnh đó, người lao động đang làm việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội.

Hộ nghèo mắc bệnh hiểm nghèo được hỗ trợ như thế nào?

Ngày 1/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm người thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Chính phủ; đồng bào dân tộc thiểu số, đang sinh sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn; người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước; người mắc bệnh ung thư, các bệnh hiểm nghèo khác gặp khó khăn không đủ khả năng chi trả viện phí.

Theo đó, người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo và nhân dân các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được:

– Hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.

– Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

– Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng phải cùng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với người bệnh phải cùng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.

Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí được hỗ trợ thanh toán một phần viện phí đối với người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh thì thanh toán viện phí theo quy định hiện hành.

Mẫu đơn xin xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo

-Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền gửi đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo

-Họ, tên và địa chỉ của người gửi đơn xin xác nhận bệnh hiểm nghèo:

-Nếu là người được ủy quyền xin xác nhận bệnh hiểm nghèo thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.

-Nếu người xin xác nhận bệnh hiểm nghèo không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

-Ghi tóm tắt nội dung xin xác nhận bệnh hiểm nghèo; ghi rõ cơ sở của việc xin xác nhận bệnh hiểm nghèo; yêu cầu giải quyết xin xác nhận bệnh hiểm nghèo.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận mắc bệnh hiểm nghèo mới năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Tổ chức nào sẽ giám định bệnh hiểm nghèo đối với quân nhân?

Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y; ủy viên thường trực là Trưởng Ban Chính sách; ủy viên – thư ký là bác sỹ trợ lý quân y; ủy viên khác là Trưởng Ban Cán bộ; Trưởng Ban Quân lực. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quy định cấp Trưởng phòng tương ứng nêu trên.

Con của cán bộ bị mắc bệnh hiểm nghèo mất có được giảm học phí không?

Theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì con của cán bộ mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên thì được giảm học phí. Nhưng nếu cha mẹ của bạn là mắc bệnh hiểm nghèo mất thì bạn không thuộc đối tượng được giảm học phí.

Thủ tục xác nhận bệnh hiểm nghèo như thế nào?

1. Lập 3 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm những giấy tờ sau :
– Đơn đề nghị xét hưởng chế độ bệnh hiểm nghèo (kèm theo bệnh án, giấy ra viện, xét nghiệm…) gửi cán bộ quân sự xã.
2. Tại xã lập biên bản xác nhận bệnh hiểm nghèo (theo mẫu) gửi lên Ban chỉ huy Quân sự huyện.
3. Tại BCH Quân sự huyện xem xét lập giấy xác nhận bệnh hiểm nghèo (theo mẫu) chuyển lên Bộ Tư lệnh Thủ đô (theo mẫu).
4. Tại Bộ Tư lệnh Thủ đô do cơ quan chính sách chủ trì phối hợp với cơ quan Quân y, Quân lực, cán bộ lập Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo tiến hành giám định kết quả (khi có kết luận mắc bệnh hiểm nghèo) rồi hoàn thiện hồ sơ và do Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô ra quyết định về việc hưởng chế độ bệnh hiểm nghèo và có hiệu lực từ ngày ký quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.