Tên công ty là căn cứ để xác định doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, đây là cơ sở để tạo nên thương hiệu trên thị trường. Vì vậy mà khi đặt tên công ty sẽ cần tuân thủ theo quy định pháp luật và không nên đặt tương tự, gây nhầm lẫn với tên của các công ty, doanh nghiệp khác. Hiện nay tên công ty có thể được thay đổi theo nhu cầu của người sử hữu hay cần phải thay đổi tên trong một số trường hợp đặc biệt. Thủ tục thay đổi tên công ty diễn ra theo trình tự pháp luật quy định, tuy nhiên sau khi đổi tên công ty cần thực hiện một số thủ tục nhất định. Sau đây Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc vấn đề “Sau khi thay đổi tên công ty cần làm gì?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định chung về đổi tên công ty
– Tên doanh nghiệp là một trong những nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp không chỉ thể hiện loại hình doanh nghiệp mà còn thể hiện những đặc điểm riêng (nếu có) của mỗi doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng của tên doanh nghiệp nên theo quy định của pháp luật hiện nay việc đổi tên doanh nghiệp cũng được quy định rất rõ ràng nhằm tạo các điều kiện pháp lý, tạo thuận lợi cho phía doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi tên doanh nghiệp sao cho phù hợp với loại hình và mục đích của doanh nghiệp mình.
– Việc đổi tên doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng các điều kiện về tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 37 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 cụ thể tên doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Các trường hợp đổi tên doanh nghiệp cũng rất đa dạng như việc tên doanh nghiệp bị trung hoặc có yếu tố gây nhầm lẫn, do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay đơn giản hơn có thể là do nhu cầu và mục đích của chính doanh nghiệp đó về quyết định thay đổi tên của doanh nghiệp mình.
– Đăng ký đổi tên doanh nghiệp theo quy định tại Điều 48 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp khi đổi tên doanh nghiệp thì phải gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cụ thể hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký. Nội dung thông báo bao gồm: Tên hiện tại, mã số doanh nghiêp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Tên dự kiến thay đổi; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên doanh nghiệp đăng ký thay đổi không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.
– Lưu ý: Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Sau khi thay đổi tên công ty cần làm gì?
Có kết quả thay đổi tên công ty do Phòng đăng ký kinh doanh thông báo không có nghĩa tất cả các thủ tục đã hoàn tất. Công ty còn phải thực hiện các thủ tục sau khi thay đổi tên công ty, bao gồm:
Thay đổi con dấu công ty
Dấu doanh nghiệp có thể được thay đổi. Việc thay đổi tên doanh nghiệp là một trong những trường hợp doanh nghiệp cần phải thay đổi mẫu dấu.
Mặc dù hiện nay doanh nghiệp được tự quản lý về mẫu dấu và không cần thông báo với cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để đồng nhất về mặt hồ sơ, tài liệu và tạo niềm tin cho các đối tác, khách hàng, doanh nghiệp cần thay đổi mẫu dấu theo tên doanh nghiệp mới.
Thay đổi thông tin ngân hàng, bảo hiểm xã hội
* Tài khoản ngân hàng
Kể từ ngày 01/05/2021, thông tin về tài khoản ngân hàng không còn là thông tin đăng ký thuế nữa. Vì vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng không cần phải thông báo với bất kỳ cơ quan nào.
Tuy nhiên, tài khoản ngân hàng là thông tin quan trọng của mỗi doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động giao dịch. Vì vậy, để thông tin của doanh nghiệp được đồng nhất, sau khi thay đổi tên, doanh nghiệp phải thay đổi thông tin về ngân hàng.
* Bảo hiểm xã hội
Khi có bất cứ thay đổi nào, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Khi đó, theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp lập Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS) kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã tham gia.
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ I-VAN để thực hiện thủ tục này.
Thay đổi thông tin tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp
* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Doanh nghiệp có thể thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi đổi tên, căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT
Nhãn hiệu
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, khi thay đổi tên, công ty đó sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mang tên mới. Tên cũ của công ty sau khi đã được sửa đổi có thể được một trong số các công ty khác đăng ký sử dụng.
Việc tên cũ được công ty khác sử dụng có thể gây nhầm lẫn về chủ sở hữu của nhãn hiệu. Mặt khác, các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nhãn hiệu của công ty cũng không được thống nhất.
In ấn lại hóa đơn giá trị gia tăng VAT
Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên công ty cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của công ty.
Cách 1: Đóng dấu mới vào hóa đơn và thông báo thay đổi mẫu hóa đơn đặt in cho cơ quan thuế.
– Đối với các số hóa đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi tên nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu công ty vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên mới vào bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (theo mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
– Trường hợp công ty khi thay đổi tên thông báo phát hành số lượng hóa đơn còn tiếp tục sử dụng không có hóa đơn mẫu hoặc các chi nhánh trực thuộc sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính khi thông báo phát hành hóa đơn không đủ hóa đơn mẫu thì được sử dụng 01 số hóa đơn đầu tiên sử dụng theo tên mới hoặc được phân bổ để làm hóa đơn mẫu. Trên hóa đơn dùng làm mẫu gạch bỏ số thứ tự đã in sẵn và đóng chữ “Mẫu” để làm hóa đơn mẫu. Các hóa đơn dùng làm hóa đơn mẫu không phải thực hiện thông báo phát hành (không kê khai vào số lượng hóa đơn phát hành tại Thông báo phát hành hóa đơn).
Cách 2: Thông báo hủy hóa đơn cũ còn tồn đọng, đặt in hóa đơn mới và thông báo sử dụng mẫu hóa đơn mới cho cơ quan thuế.
Đổi tên công ty, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có cần phải sửa?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, khi thay đổi tên, công ty đó sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mang tên mới. Tên cũ của công ty sau khi đã được sửa đổi có thể được một trong số các công ty khác đăng ký sử dụng.
Việc tên cũ được công ty khác sử dụng có thể gây nhầm lẫn về chủ sở hữu của nhãn hiệu. Mặt khác, các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nhãn hiệu của công ty cũng không được thống nhất.
Khoản 1 Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như sau:
“1. Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí:
a) Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ;
b) Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.”
Như vậy, khi đổi tên công ty, cần phải làm thủ tục sửa văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề thành lập công ty đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Sau khi thay đổi tên công ty cần làm gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục chuyển đất ao sang thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Những lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Cách đặt tên doanh nghiệp đúng luật
- Mẫu biên bản họp thay đổi tên doanh nghiệp chuẩn 2021
Câu hỏi thường gặp:
Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Do đó khi thay đổi tên công ty không làm thay đổi mã số thuế của doanh nghiệp.
Thông báo thay đổi tên doanh;
Biên bản họp về việc thay đổi tên doanh nghiệp. (đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
Quyết định thay đổi tên công ty;
Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
Giấy đề nghị công bố thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
– Tên bằng tiếng nước ngoài trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;….