Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty năm 2023 như thế nào?

23/03/2023
Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty năm 2023 như thế nào?
203
Views

Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay có thắc mắc về quy định pháp luật trong thủ tục thay đổi tên công ty, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là công ty tôi đang làm việc đã đổi tên sang tên mới, đồng thời có thay đổi người đại diện và trụ sở của công ty, tôi thắc mắc cần thực hiện thông báo với bên chi cục thuế quản lý như thế nào? Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty hiện nay ra sao? Tôi có nộp đến chi cục thuế giấy đăng ký kinh doanh mới, bản khai bổ sung thông tin theo mẫu 08 nhưng nhận được phản hồi rằng khi đăng ký ở sở đầu tư thì không cần nộp mẫu 08 này nữa. Vậy tôi thắc mắc rằng tôi cần làm gì trong trường hợp này? Pháp luật quy định về mã số thuế doanh nghiệp như thế nào? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về đăng ký thuế

Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 hướng dẫn về đăng ký thuế, quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh; đăng ký thuế đối với trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức; trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế.

Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp không thành lập theo Luật doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhưng chưa được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thực hiện đăng ký thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và hướng dẫn tại Thông tư này

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin định danh của mình (đây là các thông tin cơ bản để phân biệt người nộp thuế với những người nộp thuế khác). Với cá nhân thì đó là các thông tin về họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ… Với tổ chức kinh doanh thì đó là các thông tin về tên tổ chức, trụ sở chính, địa chỉ các cơ sở sản xuất và cửa hàng, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật…

Quy định về mã số thuế doanh nghiệp như thế nào?

Sau khi người nộp thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho người nộp thuế một mã số thuế. Mỗi người nộp thuế có một mã số thuế duy nhất.

Người nộp thuế là doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, mã số thuế là một dãy ký hiệu được số hóa dùng riêng cho từng người nộp thuế.

Mã số thuế đ­ược cấu trúc là một dãy số N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11N12N13. Trong đó:

+ Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng tỉnh.

+ Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 đ­ợc đánh số thứ tự từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là số kiểm tra.

+ Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của ng­ười nộp thuế độc lập.

Trong các giao dịch với cơ quan thuế và các giao dịch kinh tế khác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, người nộp thuế có trách nhiệm ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch.

Hồ sơ đăng ký thuế được chấp nhận, đối tượng được cấp chứng nhận đăng ký thuế. Từ khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 80/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế thì quy trình, thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế có nhiều thuận lợi hơn. Đối với doanh nghiệp thành lập mới, việc đăng ký thuế và đề nghị cấp mã số thuế được thực hiện ngay trên mẫu khai đăng ký doanh nghiệp và được thực hiện theo quy trình liên thông giữa cơ quan cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Khi thông tin về thuế thay đổi so với đăng ký ban đầu thì đối tượng phải có trách nhiệm thông báo bổ sung cho cơ quan thuế, đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thì các thông tin bổ sung cần thực hiện thông báo qua cơ quan cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các quy định thuận lợi cho người nộp thuế tiếp tục được kế thừa tại Thông tư số 156/2013/TT – BTC.

Đối tượng nào thực hiện đăng ký thuế?

Đối tượng đăng ký thuế gồm những đối tượng được pháp luật quy định tại Điều 21 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.

2. Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân.

3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.

4. Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.

Đăng ký thuế là việc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thuế thực hiện việc thực hiện các thủ tục để nhằm hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước. Đăng ký thuế có thể được thực hiện bằng các phương pháp như đăng ký trực tiếp tại các cơ quan quản lý thuế trực tiếp của người nộp thuế, hoặc bằng phương pháp gián tiếp đăng ký thuế điện tử.

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty năm 2023 như thế nào?
Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty năm 2023 như thế nào?

Đối tượng đăng ký thuế theo quy định của pháp luật gồm những đối tượng như: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay.

Chi phí và thời gian giải quyết hồ sơ yêu cầu đổi tên công công ty?

Căn cứ vào Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định mức thu lệ phí đối với thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.

Căn cứ Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

“Điều 33. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

3. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi tên công ty.

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty năm 2023

Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/09/2015 quy định:

Điều 53. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quy định các thông tin thay đổi đăng ký thuế như: địa chỉ nhận thông báo thuế, đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng… thì doanh nghiệp làm theo mẫu và nộp tại Sở kế hoạch đầu tư chứ không nộp theo mẫu 08/MST tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp như trước đây. Quy định này có hiệu lực từ 01/12/2015.

Kể từ ngày 01/12/2015 Chi cục thuế các quận huyện không còn nhận mẫu 08 của doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp phải làm mẫu PL I-15 nộp cho Sở Kế Hoạch và Đầu Tư. Nộp mẫu PL I-15 (thay thế Mẫu 08/MST) để thông báo tài khoản ngân hàng

– Quy trình đi nộp mẫu PL I-15

+ Mẫu PL I-15: 2 bản

+ Giấy ủy quyền (mẫu của Sở KHĐT, ghi rõ là: Liên hệ phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT để nộp hồ sơ và ký nhận kết quả)

+ 01 CMND photo (cầm theo bản gốc để đối chiếu); 01 bìa nhựa để bỏ giấy tờ vào đó.

+ Sau 5 ngày nhận kết quả

Lưu ý: Do cơ quan thuế và Phòng đăng ký kinh doanh đã liên thông về thông tin công ty, nên các doanh nghiệp chỉ phải nộp ở Phòng đăng ký kinh doanh mà không cần nộp ở cơ quan thuế.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí sang tên sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về việc đặt tên doanh nghiệp như thế nào?

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp;
– Tên riêng.
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty được đặt như thế nào?

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Khi nào cần thực hiện thay đổi tên công ty?

– Thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng từ thành viên/cổ đông khác, nhận thừa kế… nhưng tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
– Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì bắt buộc phải thay đổi tên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.