Bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai có hiệu lực khi nào?

18/03/2023
Bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai có hiệu lực khi nào?
345
Views

Hiện nay tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai đã không còn quá xa lạ đối với người dân. Nhà nước luôn khuyến khích người dân tự hoà giải việc tranh chấp đất đai, khi việc hoà giải không thể có thể nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà hiện nay có thể bị kéo dài vì nhiều lý do khác nhau, điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến quyền và lợi ích của đương sự. Trong một số trường hợp có thể bị cố tình kéo dài thời gian xử lý vụ tranh chấp thì người dân có thể khiếu nại, tố cáo hành vi này. Vậy chi tiết bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai có hiệu lực khi nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

* Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

* Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Quy định về bản án sơ thẩm dân sự 

Bộ luật tố tụng dân sự quy định về nội dung, trình tự của bản án dân sự sơ thẩm tại điều 266 như sau:

Quy định chung về bản án dân sự sơ thẩm

Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:

a) Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

Bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai có hiệu lực khi nào?
Bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai có hiệu lực khi nào?

b) Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan;

c) Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.

Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.

Sửa đổi, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm

Việc sửa đổi, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm được thực hiện theo quy định tại điều 268. Sửa chữa, bổ sung bản án

Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.

Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án.

Bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai có hiệu lực khi nào?

Khoản 2, điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị”

Đồng thời khoản 1, điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.”

Theo căn cứ trên thì thời bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là 15 ngày.

Như vậy thời hạn có hiệu lực của bản án sơ thẩm là 15 ngày.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai có hiệu lực khi nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ đổi tên sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay như thế nào?

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai

UBND có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đất đai nào?

Tùy vào tranh chấp đất là gì mà yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết khác nhau. Cụ thể:
– Đối với trường hợp một bên tranh chấp về quyền sử dụng đất  là người Việt định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài thì yêu cầu UBND cấp tỉnh giải quyết.
– Đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các cá  nhân, hộ gia đình với nhau thì yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết.

Hiệu lực pháp lý của bản án sơ thẩm có khác bản án phúc thẩm không?

– Đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay khi ký. Còn đối với bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày ký.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.