Xin chào Luật sư 247. Tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư giải đáp. Hiện nay tôi muốn mua một thửa đất nông nghiệp để thực hiện canh tác, diện tích đất khoảng 10 hecta đất, tôi không biết rằng diện tích này có vượt hạn mức đất được chuyển nhượng hay không? Quy định pháp luật hiện nay về hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa của cá nhân như thế nào? Có điều kiện nào về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa hay không? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc trên, bạn đọc tham khảo để nhận được câu trả lời nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định về đất trồng lúa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm đất trồng lúa được hiểu là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:
Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
Áp dụng vào thực tế hiện nay, đất trồng lúa đã được chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm. Theo đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 62/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Về điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm căn cứ theo Điều 1 của Nghị định số 62 NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa như sau:
– Thứ nhất, việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
– Thứ hai, việc chuyển đổi mục đích đất trồng phải phù hù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã được gọi tắt là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và việc chuyển đổi này cũng phải đảm bảo được công khai, minh bạch cho toàn dân. Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.
– Thứ ba, khi nhà nước tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải chuyển đổi luân phiên theo vùng, để có thể hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình và cá nhân phải đáp ứng điều kiện sau:
Thứ nhất, Hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Điều 191 Luật Đất đai:
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất như người chuyển nhượng không đáp ứng các điều kiện để thực hiện quyền chuyển nhượng theo Điều 188 Luật đất đai (người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất đang có tranh chấp, quyền sử dụng đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng đất) mà thực hiện chuyển nhượng.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nơi có đất muốn nhận chuyển nhượng là đất nông nghiệp thuộc khu vực rừng phòng hộ, trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.
Thứ hai, Diện tích đất mà hộ đình, cá nhân nhận chuyển nhượng phải nằm trong hạn mức nhận chuyển nhượng đối với nhóm đất nông nghiệp do pháp luật quy định.
Lưu ý: Khi hộ gia đình, cá nhân muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ngoài những điều kiện trên còn cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 193 Luật đất đai.
Đó là:
- Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Và phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nước theo quy định của Chính phủ nếu đó là diện tích đất trồng lúa nước.
Hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa của cá nhân năm 2023 như thế nào?
Căn cứ Điều 130 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp như sau:
“Điều 130. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.
2. Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.”
Dẫn chiếu Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
“Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.
…”
Theo đó, không rõ đất nông nghiệp của bạn thuộc loại đất nông nghiệp nào nhưng bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để xác định hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của mình.
Theo quy định thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân theo Điều 129 Luật Đất đai nêu trên.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa của cá nhân năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn cách giải quyết Tranh chấp thừa kế nhà. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không?
- Đất quốc phòng có được chuyển nhượng không?
- Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
- Chuyển đất rừng sang đất ở được hay không?
Câu hỏi thường gặp:
Bước 1: Điền thông tin đầy đủ vào hợp đồng chuyển nhượng dưới sự thỏa thuận của cả hai bên.
Bước 2: Đem hợp đồng chuyển nhượng đi công chứng tại UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có bất động sản chuyển nhượng ở đó.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất bên cạnh nhu cầu của người sử dụng đất còn phải căn cứ vào việc quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Theo quy định, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ (Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT) để xin phép chuyển mục đích. Hồ sơ bao gồm:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khi nộp hồ sơ xuất trình thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu.