Số hiệu và diện tích thửa đất chưa xác định theo bản đồ địa chính phải làm sao?

13/03/2023
Số hiệu và diện tích thửa đất chưa xác định theo bản đồ địa chính thì phải làm sao?
205
Views

Kính chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư hỗ trợ giải đáp. Hiện nay gia đình tôi đang sinh sống trên mảnh đất mà được tổ tiên để lại, đất này đứng tên bố mẹ tôi thì năm 1975, nay bố mẹ tôi muốn thực hiện thủ tục chia đất cho các con thì ben cán bộ địa chính xã nói rằng gia đình tôi là trong diện tích đất của gia đình tôi có một phần diện tích đất 500n2 không có trong bản đồ địa chính, phần đất đó hiện tại là nhà bếp, khu giếng nước của gia đình tôi sử dụng từ trước đến nay. Tôi thắc mắc rằng trong trường hợp nàu của gia đình tôi phải làm thủ tục gì để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Số hiệu và diện tích thửa đất chưa xác định theo bản đồ địa chính thì phải làm sao? Tôi xin cảm ơn luật sư hỗ trợ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Căn cứ pháp lý

Các thông tin thể hiện trên sổ đỏ hiện nay

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý có giá trị vô cùng quan trọng được lập ra nhằm mục đích để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định cụ thể tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.

Tất cả các thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là toàn bộ các thông tin thể hiện chi tiết về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, và hiện trạng thửa đất đó bao gồm các thông tin cụ thể về: số tờ, số thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất,…

Thông tin về thửa đất tại trang hai của sổ đỏ như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về thửa đất được thể hiện trên sổ đỏ đối với tất cả các trường hợp được quy định như sau:

– Số thửa đất (số hiệu thửa đất):

Đây là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính được ghi theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

– Số tờ bản đồ:

Đây là số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trong trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.

– Địa chỉ thửa đất:

Trong sổ đỏ cần ghi rõ tên khu vực; số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.

– Diện tích của thửa đất:

Ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị m2.

– Hình thức sử dụng:

+ Đối với trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất thì pháp luật quy định ghi “Sử dụng riêng”.

+ Đối với trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì pháp luật quy định ghi “Sử dụng chung”.

+ Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo theo đúng quy định của pháp luật.

– Mục đích sử dụng đất:

+ Mục đích sử dụng đất sẽ được ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể đối với từng loại đất theo quy định của pháp luật.

+ Đối với thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó.

– Thời hạn sử dụng đất: 

+ Đối với trường hợp các chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trong trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi thời hạn sử dụng đất đến ngày được quy định theo thời hạn được sử dụng.

+ Đối với trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì pháp luật quy định ghi “Lâu dài”.

Số hiệu và diện tích thửa đất chưa xác định theo bản đồ địa chính thì phải làm sao?
Số hiệu và diện tích thửa đất chưa xác định theo bản đồ địa chính thì phải làm sao?

+ Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): Sử dụng đến ngày …/…/…”.

– Nguồn gốc sử dụng:

Đối với nguồn gốc sử dụng thì sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể mà xác định thông tin về nguồn gốc sử dụng sẽ khác nhau cụ thể như:

+ Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

+ Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

+ Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất.

+ Công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất,…

Quy định về số tờ, số thửa đất trên sổ đỏ là gì?

Hiện nay, số tờ, số thửa đất trên sổ đỏ là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các văn bản về bất động sản. Không những thế, số tờ số thửa có vai trò khá quan trọng khi mua bán đất đai. Trên thực tế, nhiều người dân khi mua bán đất đai không chú ý đến vấn đề này cho đến khi được hỏi thì không biết trả lời sao cho đúng.

Theo định nghĩa của Luật Đất đai năm 2013 đã đưa ra định nghĩa về thửa đất như sau:

“Thửa đất là một trong những chế định pháp lý của nhà nước. Nó được quy định rõ ràng tại các Điều Luật, văn bản quản lý đất đai của Việt Nam. Theo đó, có thể hiểu rằng thửa đất là phần đất được giới hạn bởi những ranh giới trên thực địa. Cũng có thể là diện tích đất được mô tả thông qua những điểm mấu, đường ranh trên hồ sơ quản lý. Một thửa đất được xác định bằng những thông tin sau: Vị trí, loại đất ( mục đích sử dụng đất), số thửa ghi trên bản đồ.”

Tất cả các thửa đất đều sẽ được cơ quan địa chính đo đạc kỹ càng. Ngoài thửa đất, chủ sở hữu còn có quyền đối với các loại tài sản gắn liền trên đất như: Nhà ở, nhà máy, cửa hàng, doanh nghiệp, nhà kho, cơ sở trưng bày sản phẩm; Nhà máy, xưởng sản xuất, xưởng chế tác mỹ nghệ, chuồng nuôi gia súc gia cầm; Giếng nước, nhà vệ sinh, tường bao; Ao, hồ; Cây ăn quả, cây cảnh…

Còn về số tờ số thửa hay còn được gọi một cách dễ hiểu hơn là số thứ tự của thửa đất đã được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Theo đó, số thứ tự thửa đất được hiểu như sau:

“Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó.”

Số hiệu và diện tích thửa đất chưa xác định theo bản đồ địa chính thì phải làm sao?

Trường hợp của bạn được Luật Đất đai năm 2013 quy định tại Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai năm 213, cụ thể như sau: 

“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này”.

Ngoài ra tại Khoản 20 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định về phần diện tích tăng thêm trong quá trình sử dụng đất, cụ thể như sau:

Trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này thì thực hiện như sau:

– Trường hợp người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;

–  Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;

– Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất được giao trái thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này;

–  Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện theo quy định tại Điều 70 và cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này nếu thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận vào Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế, trình cấp Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

–  Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với toàn bộ diện tích thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, Điều 18 của Nghị định này,”

Như vậy, đói với vấn đề của bạn có thể phát sinh hai trường hợp sau đây:

Phần diện tích tăng thêm không làm thay đổi ranh giới thửa đất

Nếu như diện tích 500m2 không làm thay đổi ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – tức là diện tích 500m2 vẫn được ghi nhận trong sổ đỏ của gia đình bạn, chỉ là không có trong bản đồ địa chính, không có tranh chấp  với những người sử dụng đất liền kề thì được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Gia đình bạn không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn

Phần diện tích tăng thêm làm thay đổi ranh giới thửa đất

Nếu như diện tích 500m2 làm thay đổi ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc trên thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – tức là diện tích 500m2 làm thay đổi ranh giới thửa đất được ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và diện tích đất ghi trên Sổ đỏ cộng với 500m2 đất này nhiều hơn diện tích ghi trên Sổ đỏ, thì gia đình bạn được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 

Gia đình bạn làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đối với diện tích 500m2.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Số hiệu và diện tích thửa đất chưa xác định theo bản đồ địa chính thì phải làm sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tra cứu quy hoạch đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về bản đồ địa chính như thế nào?

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. (Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Nội dung trích lục bản đồ địa chính sẽ gồm các thông tin nào?

Theo Phụ lục số 13 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT  (Mẫu trích lục hồ sơ địa chính) thì nội dung trích lục bản đồ địa chính sẽ gồm các thông tin như:
– Số thứ tự thửa đất; Tờ bản đồ số;…
– Diện tích thửa đất;
– Mục đích sử dụng đất;
– Tên người sử dụng đất;
– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;
– Bản vẽ thửa đất: sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Xe bản đồ địa chính như thế nào?

Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC.
Tại Mẫu số 01/PYC, người yêu cầu đánh dấu X vào nội dung “Trích lục bản đồ”.
Sau đó, nộp phiếu yêu cầu tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.
Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu (trong đó có thông tin “trích lục bản đồ”) và thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có).
Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Sau khi có trích lục bản đồ thì người dân có thể xem bản đồ địa chính để nắm được các thông tin diện tích, số thứ tự thửa đất,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.