Quy định về âm lượng còi ô tô như thế nào?

03/03/2023
Quy định về âm lượng còi ô to
434
Views

Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, pháp luật không chỉ đặt ra các quy định về điều kiện đối với người điều khiển phương tiện mà còn đặt ra các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật đối với phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển. Một những phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật khá là khắt khe hiện nay đó chính là ô tô. Để được tham gia giao thông thì loại phương tiện này về nhận dạng, động cơ bên trong, các khung khớp nối, cửa…và bao gồm cả còi xe. Vậy còi xe có phải là bắt buộc có đối với ô tô không? Quy định về âm lượng còi xe ô tô hiện nay như thế nào? Còi xe ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật có bị phạt tiền không?

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008
  • Thông tư 16/2021/TT-BGTVT
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP
  • Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Không lắp còi ô tô có tham gia giao thông được không?

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008, theo đó, xe ô tô được quy định là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi là xe cơ giới.

Tại Điều 53 của Luật này quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, trong đó có ô tô như sau:

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh”.

Như vậy, theo quy định tại điểm h khoản 1 của Điều này thi còi và âm lượng của còi xe ô tô là điều kiện bắt buộc phải có để ô tô được phép tham gia giao thông?

Tiêu chuẩn về âm lượng còi ô tô được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục II ban hành kèm theo thông tư 16/2021/TT-BGTVT, quy định một số nội dung liên quan đến âm lượng còi ô tô như sau:

– Về tình trạng và sự hoạt động của còi: Khi bấm còi và quan sát, kết hợp với nghe âm thanh của còi mà còi không có hoặc không đúng kiểu loại; âm thanh phát ra không liên tục, âm lượng không ổn định; điều khiển hư hỏng, không điều khiển dễ dàng, lắp đặt không đúng vị trí thì đều được coi là không đáp ứng quy định về tiêu chuẩn và kỹ thuật của xe cơ giới.

– Về âm lượng của còi: Khi kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu thấy âm lượng còi nhỏ hoặc quá lớn thì sẽ đặt micro cách đầu xe 2m, cao 1,2 m so với mặt đất, chính giữa và hướng về đầu xe, tiếp đó bấm còi mà giá trị âm lượng được ghi nhận không nằm trong khoảng từ 90dB đến 115 dB thì sẽ không đáp ứng quy định về tiêu chuẩn và kỹ thuật của xe cơ giới.

Quy định về âm lượng còi ô tô
Quy định về âm lượng còi ô tô

Âm lượng còi ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn có bị phạt tiền không?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, đối với trường hợp ô tô vi phạm điều kiện về còi khi tham gia giao thông của xe cơ giới thì bị phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với trường hợp điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu nếu còi vượt quá âm lượng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Bên cạnh đó thì đối với những trường hợp vi phạm cũng sẽ buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định

Vi phạm quy định về âm lượng ô tô có bị phạt tù không?

Theo quy định tại khoản 74 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017, thì theo đó, đối với việc sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không đảm bảo an toàn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

“Điều 262. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn

1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Liên hệ 

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về âm lượng còi ô tô”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Âm lượng còi ô tô sau 22 giờ đêm là bao nhiêu dB?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì việc sử dụng còi xe ô tô trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ trong đô thị và khu đông dân cư là hành vi bị nghiêm cấm; trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Theo đó, trong khoảng thời gian nêu trên thì dù âm lượng còi xe to hay nhỏ thì cũng không được bấm còi.

Âm lượng còi ô tô nhỏ hơn 90dB có làm sao không?

Theo phụ lục I ban hành kèm theo thông tư 16/2021/TT-BGTVT thì đối với âm lượng còi xe nhỏ hơn 90dB (A) được coi là khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì vẫn nên điều chỉnh âm lượng còi đạt mức theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.