Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè năm 2023

27/02/2023
Đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè
374
Views

Vỉa hè là phần lề đường được Nhà nước quy hoạch xây dựng với mục đích dành lối đi cho người đi bộ. Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy, nhiều hàng quán lợi dụng vị trí này để bày bàn ghế để kinh doanh buôn bán, giữ xe. Khi phát hiện những đối tượng lấn chiếm vỉa hè để sử dụng cho mục đích riêng, người dân có thể viết đơn tố cáo hành vi này lên cơ quan chức năng để giải quyết. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè là mẫu nào? Hành vi Lấn chiếm vỉa hè để buôn bán đồ ăn bị phạt bao nhiêu tiền? Quy trình khiếu nại giải quyết lấn chiếm vỉa hè thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

Những hành vi lấn chiếm vỉa hè phổ biến hiện nay

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ ngày càng phổ biến; với nhiều hành vi khác nhau. Cụ thể hành vi được cho là lấn chiếm vỉa hè được quy định tại khoản 2 Điều 35 văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH Luật giao thông đường bộ; như sau:

  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
  • Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
  • Thả rông súc vật trên đường bộ;
  • Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
  • Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
  • Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
  • Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
  • Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
  • Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Trên đây là những hành vi lấn chiếm vỉa hè trái phép; pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi trên. Việc thực hiện các hành vi này là trái với quy định; bên cạnh đó gây cản trở giao thông; nhiều trường hợp còn gây ra những nguy hiểm không nên có đối với người tham gia giao thông.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè năm 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…, ngày… tháng… năm…

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi:

Họ và tên người khiếu nại:……………………………………………………………………………….. ;

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..

Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân…………… , ngày cấp…………. , nơi cấp: ………………………….

Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:……………………………………………………. ;

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….. ……..

Khiếu nại về việc:……………………………………………………………………………………….. …….

Nội dung khiếu nại:……………………………………………………………………………………… ……

(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).

NGƯỜI KHIẾU NẠI (Chữ ký hoặc điểm chỉ)

Tải về mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè

Bạn có thể tham khảo và Tải về mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè tại đây:

Thủ tục khiếu nại giải quyết lấn chiếm vỉa hè

Theo quy định tại Chương IV về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gồm 03 bước sau:

Bước 1: Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do:

  • Thụ lý giải quyết khiếu nại;
  • Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại;
  • Giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.

Bước 2: Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý, người có thẩm quyền có trách nhiệm:

  • Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại;
  • Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người bị khiếu nại;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng;
  • Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng;
  • Xác minh thực tế;
  • Trưng cầu giám định;
  • Làm việc với các bên có liên quan trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại;
  • Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
  • Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
  • Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai.

Bước 3: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại

  • Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại.

Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Bán đồ ăn bằng xe đẩy trên vỉa hè có vi phạm pháp luật không?

Đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè
Đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè

Tại Điều 36 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:

  1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
  2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
  3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;

c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.

Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông như sau:

Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:

a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;

b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;

c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;

d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;

đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Như vậy, theo quy định trên vỉa hè chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, những trường hợp được sử dụng tạm thời vỉa hè không vào mục đích giao thông thì không có trường hợp bán đồ ăn bằng xe đẩy. Theo đó, những người dùng xe đẩy để bán đồ ăn ở trên vỉa hè là vi phạm pháp luật.

Lấn chiếm vỉa hè để buôn bán đồ ăn bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 5 và Điểm d Khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;

d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

  1. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

Do đó, theo quy định trên người dùng xe đẩy để bán đồ ăn trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người đấy còn phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện khi bán đồ ăn trên vỉa hè.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm vỉa hè”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo đơn xác nhận tình trạng hôn nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè?

Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì Cảnh sát trật tự trong quy định về phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình được giao mà có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt thì sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về việc lấn chiếm vỉa hè theo quy định tại Điều 12 Nghị định này trừ các hành vi dựng rạp, cổng ra vào, lều quán, các loại tường rào và công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trong khu vực đô thị tại các cầu vượt, gầm cầu vượt, hầm đường bộ, hầm dành cho người đi bộ.

Lấn chiếm vỉa hè làm nơi trông xe bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Điều 12 quy định về mức xử phạt khác nhau đối với diện tích đất bị lấn chiếm để làm nơi trông giữ xe trái phép. Mức xử phạt có thể kế đến như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm của bạn là dưới 05 m2
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm của bạn từ 05 m2 đến dưới 10 m2
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm từ 10 m2 đến dưới 20 m2
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm từ 20 m2 trở lên.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm trên sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân.

Có thể dùng vỉa hè để dựng rạp cưới không?

Theo quy định, bạn có thể dựng rạp cưới tạm thời ở vỉa hè không quá 48 giờ. Khi bạn dựng rạp cưới bạn phải lưu ý chừa phần vỉa hè còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5 mét và khi muốn dựng rạp cưới thì bạn phải thông báo cho Ủy ban nhân dân phường, xã nơi bạn dựng rạp cưới.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.