Đơn giám định thương tích mới năm 2023

23/02/2023
Đơn giám định thương tích viết như thế nào?
326
Views

Chào Luật sư, khi đi trên đường về chồng tôi có bị một đối tượng lạ mặt đánh vào đầu và vai. Nay tôi muốn giám định thương tật cho chồng của thì tôi phải làm đơn như thế nào. Luật sư có thể chỉ cho tôi biết các viết đơn giám định thương tích được không ạ?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để cũng cố thêm căn cứ về hành vi phạm tội của một ai đó trong các vụ án hình sự thường hay có các yêu cầu về yêu cầu giam định thương tích đối với bị hại từ phía Luật sư hoặc người thân của bị hại, người có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên do hạn chế về hiểu biết pháp lý nên đã có rất nhiều người không biết phải viết đơn yêu cầu như thế nào? Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đơn giám định thương tích viết như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc đơn giám định thương tích viết như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quy định về giám định thương tích tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy định về trưng cầu giám định như sau:

– Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

– Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

  • Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
  • Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
  • Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
  • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Nguyên tắc giám định thương tích ở người

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc giám định như sau:

– Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên người cần giám định, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.

– Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT.

– Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định.

Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể khi giám định

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:

– Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

– Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

– Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

– Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân. Ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).

– Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.

– Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

– Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

– Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể khi giám định

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:

– Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:

  • T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này).
  • T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
    T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
  • T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
    T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
  • Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
    Tn = {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

đ) Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

– Ví dụ:

a) Một đối tượng có nhiều tổn thương:
Ông Nguyễn Văn A được xác định có 03 tổn thương:
– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 – 65%;
– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;
– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:
– T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).
– T2 = (100 – 63) x 41/100% = 15,17%.
– T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông A được tính là:
T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100% = 4,80%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97%, làm tròn số là 83%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là 83%.

b) Một người cần phải giám định tại hai tổ chức: (1) Giám định pháp y và (2) Giám định pháp y tâm thần:
Ông Nguyễn Văn B (ông B) đã được tổ chức giám định pháp y giám định với kết luận tổng tỷ lệ % TTCT là 45% (T1).
Sau đó ông B đến giám định tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, tổ chức này kết luận tỷ lệ % TTCT là của ông B là 37%, tổ chức giám định pháp y tâm thần này tổng hợp tổng tỷ lệ % TTCT của ông B như sau:
T1 đã được xác định là 45%; T2 được xác định như sau:
T2 = (100 – 45) x 37/100 = 20,35%.
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông B là = (T1+T2).
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là: 45% + 20,35% = 65,35%.
Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn B là 65%.

Đơn giám định thương tích viết như thế nào?
Đơn giám định thương tích viết như thế nào?

Đơn giám định thương tích

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT

(Do:. ………….. )

Kính gửi: Viện khoa học hình sự ……….. Công an tỉnh …………………. 

1- Họ tên:……………………… Số CMTND: …………………………………….. 

2- Địa chỉ nơi cư trú: ………………………………………………………………… 

3- Nghề nghiệp hiện nay: ………………………………………………………….. 

4- Thời gian và bệnh tình: ………………………………………………………… 

5- Đã tiến hành điều trị tại khoa: ……….. Bện viên: ……………………….. 

6. Thời gian điều trị từ ngày …… tháng ….. năm ……, ra viện ngày ….. tháng …. năm ….. 

7. Phương pháp điều trị: …………………………………………………………….. 

8. Nguyên nhân đẫn đến những tổn thương trên là do: …………………… 

…………………………………………………………………………………………………… 

……………………………………………………………………………………………………. 

 Đề nghị Viện Khoa học hình sự (hoặc trung tâm khoa học hình sự, Công an tỉnh ……  tiến hành giám định thương tật phụ vụ hoạt động khởi tố điều tra về tội danh cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

 .………., ngày ….. tháng …. năm ….

 Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên)

Cách trình bày mẫu đơn giám định thương tích như sau:

  • Bước 1: Mở đầu bằng Quốc ngữ, Tiêu ngữ (viết ở giữa trang giấy);
  • Bước 2: Ghi In hoa đơn đơn giám định thương tích cho ai;
  • Bước 3: Kính gửi cơ quan đang thụ lý hồ sơ của bạn vào (cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban đầu của bạn như Viện khoa học hình sự Công anh Tỉnh thành nơi xảy ra vụ án);
  • Bước 4: Trình bày thông tin như phần bài viết mô tả và điền các thông tin có liên quan của bản thân người được yêu cầu giám định thương tật.
  • Bước 5: Ghi nhận ngày viết đơn sau đó ký tên và ghi họ và tên và tiến hành gửi đơn đến các cơ quan trên.

Tải xuống đơn giám định thương tích mới nhất năm 2023

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ LSX

Luatsu247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Đơn giám định thương tích viết như thế nào?. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở Việt Nam. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định?

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
– Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
– Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
– Nguyên nhân chết người;
– Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
– Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
– Mức độ ô nhiễm môi trường.

Quy định về yêu cầu giám định thương tích?

– Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
– Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Thời gian giám định thương tích?

– Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
– Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
– Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.