Xin chào Luật sư 247, Tôi là My ở Hải Phòng. Tôi có quan hệ tình cảm với anh Huy vào tháng 7 năm 2022 và có ý định lập gia đình cùng nhau. Nhưng sau đó chúng tôi đã có con trước, tôi và chồng tôi chỉ tổ chức đám cưới để thông báo với họ hàng 2 bên và hàng xóm láng giềng. Tôi muốn đăng kí kết hôn nhưng chồng không muốn đăng ký kết hôn. Vậy khi chúng tôi chung sống như vợ chồng có thể phát sinh những vấn đề gì và pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của chị qua bài viết “Chồng không muốn đăng ký kết hôn” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký kết hôn là gì?
Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật qui định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn.
Việc kết hôn phải được đăng ký theo nghi thức Nhà nước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của luật hôn nhân và gia đình. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
Vợ chồng đã li hôn muốn kết hôn lại cũng phải đăng ký kết hôn.
Theo luật hôn nhân và gia đình, việc kết hôn do uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Việc kết hôn giữa công dân Việt nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam công nhận.
Việc đăng kí kết hôn một mặt bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong việc kết hôn; mặt khác, giấy chứng nhận kết hôn hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chứng cứ xác nhận quan hệ vợ, chồng hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Chồng không muốn đăng ký kết hôn
Tuy bạn không cung cấp thông tin nhưng chúng tôi giả định rằng bạn và chồng bạn đã đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và hộ tịch; chỉ là các bạn không làm thủ tục đăng ký kết hôn mà thôi. Do đó, hai bạn không vi phạm pháp luật về việc kết hôn. Còn về việc không đăng ký kết hôn khi đã làm đám cưới và về sống chung với nhau thì Khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”
Như vậy, pháp luật quy định khi kết hôn thì phải đăng ký dưới phương diện khuyến khích. Khi đó, việc kết hôn sẽ có giá trị pháp lý và được pháp luật điều chỉnh, bảo vệ. Còn về việc kết hôn mà không đăng ký thì pháp luật không cấm tuy nhiên pháp luật sẽ không thửa nhận và không có giá trị về mặt pháp lý và do đó, nếu phát sinh vấn đề giữa vợ chồng thì sẽ không được điều chỉnh theo quy định pháp luật về quan hệ vợ chồng. Do đó, bạn và người yêu có thể kết hôn mà không đăng ký tuy nhiên trên pháp lý hai bạn sẽ không được công nhận là có quan hệ vợ chồng.
Đồng thời, Khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định “7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.” Như vậy, pháp luật vẫn thừa nhận và cho phép việc nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn.
Do vậy, bạn và người yêu có thể làm đám cưới, sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn. Khi đó, pháp luật chỉ không công nhận chế độ vợ chồng của hai bạn và về mặt pháp lý quan hệ giữa hai bạn sẽ được xác định là quan hệ ” chung sống như vợ chồng” chứ hành vi này của hai bạn không vi phạm pháp luật và theo đó sẽ không bị xử lý gì cả.
Còn về việc sau này nếu hai bạn có ý định muốn đăng ký kết hôn thì chỉ cần hai bạn đáp ứng đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 và đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục là được. Và pháp luật sẽ chỉ công nhận quan hệ hôn nhân giữa hai bạn kể từ thời điểm hai bạn làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật. Còn về việc trước đó hai bạn đã làm đám cưới, đã chung sống với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn thì do pháp luật thừa nhận quan hệ chung sống như vợ chồng nên việc đó sẽ không ảnh hưởng đến việc các bạn có được đăng ký kết hôn không, và hai bạn cũng sẽ không bị xử lý hay phải nộp bất cứ 1 khoản tiền nào về việc này.
Hậu quả khi chồng không muốn đăng ký kết hôn
Như đã trình bày ở trên, pháp luật thừa nhận và không cấm các bên chung sống như vợ chồng (không đăng ký kết hôn), tuy nhiên, vì không đăng ký nên việc kết hôn này sẽ không có giá trị pháp lý do đó trên pháp luật hai bạn vẫn chưa có quan hệ hôn nhân, mà chỉ là quan hệ chung sống như vợ chồng, do đó, các vấn đề phát sinh trong khi sống chung được điều chỉnh theo quy định tại Điều 14, 15, 16 Luật hôn nhân gia đình như sau:
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Theo đó, việc hai bạn kết hôn mà không đăng ký có thể dẫn tới một số hậu quả cơ bản như sau:
– Về quan hệ hôn nhân: Không được pháp luật thừa nhận, không có giá trị pháp lý. Do đó, trên pháp luật hai bạn vẫn thuộc trường hợp chưa có vợ, chưa có chồng, vì vậy, 1 trong 2 bên vẫn có thể đăng ký kết hôn với người khác nếu đủ điều kiện kết hôn mà người còn lại không có quyền phản đối.
– Về quyền, nghĩa vụ các bên: Không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng của hai bạn, do đó, nếu 1 trong hai bên vi phạm nghĩa vụ vợ chồng thì tranh chấp đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hôn nhân gia đình mà sẽ giải quyết theo pháp luật về dân sự như các chủ thể bình thường.
– Vấn đề con cái: Nếu hai bạn sinh con trong thời gian sống chung thì con bạn vẫn được khai sinh, tuy nhiên, việc hai bạn chưa đăng ký kết hôn sẽ ảnh hưởng đến việc làm thủ tục khai sinh cho con bạn. Cụ thể, do hai bạn không có quan hệ vợ chồng (theo pháp luật) do đó, khi bạn sinh con thì người yêu bạn sẽ không mặc nhiên được pháp luật thừa nhận là bố của con bạn, do đó, việc khai sinh cho con bạn lúc đó sẽ có 2 trường hợp: Một là, hai bạn làm thủ tục đăng ký kết hôn trước sau đó đi khai sinh cho con, lúc này, theo Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân gia đình hai bạn chỉ cần làm văn bản cam kết thừa nhận đứa bé là con chung của hai bạn thì đứa bé sẽ được thừa nhận là con chung của hai bạn và khi khai sinh hai bạn sẽ đương nhiên được xác định là cha, mẹ của đứa bé; hai là, nếu tại thời điểm đó hai bạn vẫn không làm thủ tục đăng ký kết hôn thì để được ghi tên người yêu bạn là bố đứa bé trong giấy khai sinh của con bạn thì người yêu bạn phải làm thủ tục nhận con và được Tòa công nhận quan hệ cha con, khi đó, cán bộ hộ tịch với công nhận và ghi tên người yêu bạn là cha đứa bé trong giấy khai sinh.
Còn về quyền, nghĩa vụ giữa hai bạn với con trong khi sống chung thì sẽ vẫn được điều chỉnh theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (Chương V)
– Vấn đề tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng: Nếu có tranh chấp về tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa hai bạn trong khi sống chung thì sẽ được giải quyết theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo pháp luật về dân sự.
– Vấn đề ly hôn: Giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau
“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Mời bạn xem thêm
- Năm 2023 tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không?
- Tại sao nữ 18 tuổi mới được kết hôn?
- Mẫu thỏa thuận nuôi con không đăng ký kết hôn
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ kết hôn với người nước ngoài đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chồng không muốn đăng ký kết hôn” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về tạm dừng công ty. vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Không được pháp luật thừa nhận, không có giá trị pháp lý. Do đó, trên pháp luật hai bạn vẫn thuộc trường hợp chưa có vợ, chưa có chồng, vì vậy, 1 trong 2 bên vẫn có thể đăng ký kết hôn với người khác nếu đủ điều kiện kết hôn mà người còn lại không có quyền phản đối.
Nếu hai bạn sinh con trong thời gian sống chung thì con bạn vẫn được khai sinh, tuy nhiên, việc hai bạn chưa đăng ký kết hôn sẽ ảnh hưởng đến việc làm thủ tục khai sinh cho con bạn. Cụ thể, do hai bạn không có quan hệ vợ chồng (theo pháp luật) do đó, khi bạn sinh con thì người yêu bạn sẽ không mặc nhiên được pháp luật thừa nhận là bố của con bạn, do đó, việc khai sinh cho con bạn lúc đó sẽ có 2 trường hợp: Một là, hai bạn làm thủ tục đăng ký kết hôn trước sau đó đi khai sinh cho con, lúc này, theo Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân gia đình hai bạn chỉ cần làm văn bản cam kết thừa nhận đứa bé là con chung của hai bạn thì đứa bé sẽ được thừa nhận là con chung của hai bạn và khi khai sinh hai bạn sẽ đương nhiên được xác định là cha, mẹ của đứa bé; hai là, nếu tại thời điểm đó hai bạn vẫn không làm thủ tục đăng ký kết hôn thì để được ghi tên người yêu bạn là bố đứa bé trong giấy khai sinh của con bạn thì người yêu bạn phải làm thủ tục nhận con và được Tòa công nhận quan hệ cha con, khi đó, cán bộ hộ tịch với công nhận và ghi tên người yêu bạn là cha đứa bé trong giấy khai sinh.