Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam gồm những gì?

06/02/2023
Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam
319
Views

Quốc tịch là thuật ngữ được sử dụng phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ giữa công dân của một quốc gia với quốc gia đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ những giấy tờ nào sẽ chứng minh được quốc tịch của công dân và những quy định pháp luật khác liên quan đến quốc tịch Việt Nam hiện nay. Vậy cụ thể, pháp luật quy định Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam gồm những gì? Khi nào thì một người bị mất quốc tịch Việt Nam? Thủ tục xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam được thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Người có quốc tịch Việt Nam là ai?

Theo Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi 2014) thì:

  • Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày 01/7/2009 và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam gồm những gì?

Về các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, anh tham khảo tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:

Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:

  1. Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
  2. Giấy chứng minh nhân dân;
  3. Hộ chiếu Việt Nam;
  4. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Trong trường hợp nếu anh không thuộc trường hợp bị mất quốc tịch nhưng không có các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam như đã nêu trên thì anh có thể đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

Như vậy, một trong các giấy tờ nêu trên là giấy tờ có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam.

Khi nào thì một người bị mất quốc tịch Việt Nam?

Các trường hợp bị mất quốc tịch được quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (khoản 3 Điều 26 này bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:

1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.

3. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Trẻ em là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;

b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.

5. Thuộc vào các trường hợp tại Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:

  • Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.
  • Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
  • Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
  • Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Như vậy, một người thuộc vào các trường hợp nêu trên sẽ được xem là bị mất quốc tịch Việt Nam.

Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam
Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam

Hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Điều 31 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam như sau:
Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam tại mục 2 nêu trên hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nhưng trên đó ghi họ tên Việt Nam của người yêu cầu và cha, mẹ của người đó;
  • Trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam nêu trên, người yêu cầu phải lập bản khai lý lịch, kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 16/2020/NĐ-CP để làm cơ sở xác minh quốc tịch Việt Nam.

Thủ tục xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Trình tự kiểm tra, xác minh, tra cứu quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 16/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

  • Nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.

  • Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan đã cấp giấy tờ đó tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.

  • Trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời.

  • Nếu nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền trong nước cấp thì Cơ quan đại diện có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao, cơ quan nhận được yêu cầu tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện;

(2) Đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nhưng có giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp chủ động tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam, trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.

Đồng thời, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh về nhân thân của người có yêu cầu; trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.

  • Nếu hồ sơ nộp tại Cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện chủ động tra cứu hoặc có văn bản kèm theo bản chụp các giấy tờ, thông tin do người yêu cầu cung cấp gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Công an tra cứu, xác minh về nhân thân của người có yêu cầu.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao; đối với việc xác minh và trả lời kết quả xác minh về nhân thân của Bộ Công an thì thời hạn là 45 ngày.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật dân sự. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn về thành lập công ty cổ phần. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi đã có quốc tịch nước ngoài thì có còn quốc tịch Việt Nam hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Thời hạn cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam là bao lâu?

Thời hạn cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh theo quy định, nếu có đủ căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam và người đó không có tên trong danh sách được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam thuộc về cơ quan nào?

Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú ở nước ngoài vào thời điểm nộp hồ sơ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.